Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương V - Bài 19. Kim loại và hợp kim

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 5.1 trang 34 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Quá trình oxi hoá hay khử nào dưới đây biểu thị đúng sự bảo toàn điện tích?
    \(\eqalign{ & A.Fe \to F{e^{2 + }} + 1e \cr & B.F{e^{2 + }} + 2e \to F{e^{3 + }} \cr & C.Fe \to F{e^{2 + }} + 2e \cr & D.Fe + 2e \to F{e^{3 + }} \cr} \)
    Đáp án C

    Câu 5.2 trang 34 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây?
    A. Nhường electron và tạo thành ion âm.
    B. Nhường electron và tạo thành ion dương.
    C. Nhận electron để trở thành ion âm.
    D. Nhận electron để trở thành ion dương.
    Đáp án B

    Câu 5.3 trang 34 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Theo phản ứng hoá học: \(Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu\), để có sản phẩm là 0,1 mol Cu thì khối lượng sắt tham gia phản ứng là
    A. 2,8 g.
    B. 5,6 g.
    C. 11,2 g.
    D. 56 g.
    Đáp án B

    Câu 5.6 trang 35 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì.
    Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
    Đáp án
    Ngâm thuỷ ngân lẫn các tạp chất Zn, Sn, Pb trong dung dịch \(Hg{(N{O_3})_2}\) dư. Các tạp chất bị hoà tan, tạo thành dung dịch các muối và kim loại thuỷ ngân. Lọc bỏ dung dịch, được thuỷ ngân.
    Trong những phản ứng này, \(H{g^{2 + }}\) là chất oxi hoá, các kim loại là những chất khử.

    Câu 5.7 trang 35 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Có một mẫu kim loại đồng lẫn một ít kim loại bạc. Hãy trình bày hai phương pháp hoá học để điều chế đồng( II) nitrat tinh khiết từ mẫu kim loại đồng nói trên. Viết các phương trình hoá học.
    Đáp án
    Phương pháp 1: Nghiền nhỏ mẫu kim loại rồi ngâm trong dung dịch \(AgN{O_3}\) vừa đủ. Lọc bỏ kim loại rắn, nước lọc là dung dịch \(Cu{(N{O_3})_2}.\)
    Phương pháp 2: Nghiền nhỏ mẫu kim loại rồi ngâm trong dung dịch \(HN{O_3}\) đặc, được dung dịch 2 muối \(Cu{(N{O_3})_2}\) và \(AgN{O_3}\). Xử lí dung dịch 2 muối này bằng bột Cu (dư). Nước lọc là dung dịch \(Cu{(N{O_3})_2}\). Trong những phản ứng này, \(HN{O_2}\) bị khử thành \(N{O_2}\).

    Câu 5.8 trang 35 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Ngâm một lá kẽm nhỏ trong một dung dịch có chứa 2,24 g ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94 g.
    Hãy xác định ion kim loại trong dung dịch.
    Đáp án
    Phương trình ion thu gọn:
    \(Zn + {M^{2 + }} \to Z{n^{2 + }} + M\)
    2,24 g ion \({M^{2 + }}\) bị khử sẽ sinh ra 2,24 g kim loại M bám trên lá kẽm.
    \({n_{Zn}} = {n_M} = {{2,24 - 0,94} \over {65}} = 0,02(mol)\)
    Khối lượng mol của kim loại M là : \(M = {{2,24} \over {0,02}} = 112(g/mol).\)
    Những dữ kiện này ứng với ion \(C{d^{2 + }}\) trong dung dịch ban đầu.

    Câu 5.9 trang 35 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Cho a gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch \(AgN{O_3}\) dư, khuấy kĩ một thời gian cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được 54 g kim loại. Mặt khác, cũng cho a gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch \(CuS{O_4}\) dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng ( a + 0,5) gam.
    a) Viết phương trình hoá học và phương trình ion thu gọn của các phản ứng.
    b) Tính a.
    c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
    d) Tính tỉ lệ số nguyên tử Ni/ số nguyên tử Cu trong hỗn hợp.
    Đáp án
    a) Các phương trình hoá học:
    \(Ni + 2AgN{O_3} \to Ni{(N{O_3})_2} + 2Ag \downarrow \) (1)
    \(Ni + 2A{g^ + } \to N{i^{2 + }} + 2Ag \downarrow \)
    \(Cu + 2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag \downarrow \) (2)
    \(Cu + 2A{g^ + } \to C{u^{2 + }} + 2Ag \downarrow \)
    \(Ni + CuS{O_4} \to NiS{O_4} + Cu \downarrow \) (3)
    \(Ni + C{u^{2 + }} \to N{i^{2 + }} + Cu \downarrow \)
    b) Theo (3) : 59 g Ni tham gia phản ứng, sinh ra 64 g Cu. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng 64-59=5(g). Theo dữ kiện bài toán, khối lượng kim loại tăng 0,5 g thì khối lượng Ni trong hỗn hợp là:
    \({m_{Ni}} = {{59.0,5} \over 5} = 5,9(g)\)
    Theo (1) 59 g Ni tham gia phản ứng, sinh ra 108.2 = 216 (g) Ag.
    Vậy 5,9 g Ni tham gia phản ứng, sinh ra khối lượng Ag là :
    \({m_{Ag}} = {{216.5,9} \over {59}} = 21,6(g)\)
    Khối lượng Ag được sinh ra ở phản ứng (2) là:
    \({m_{Ag}} = 54 - 21,6 = 32,4(g)\)
    Theo (2) 216 g Ag được sinh ra thì có 64 g Cu tham gia phản ứng.
    Vậy 32,4 g Ag được sinh ra thì khối lượng Cu tham gia phản ứng là :
    \({m_{Cu}} = {{64.32,4} \over {216}} = 9,6(g)\)
    Khối lượng của a gam hỗn hợp bột kim loại ban đầu là
    a=5,9+9,6= 15,5 (g)
    c) \(\% {m_{Ni}} = 38,06\% ;\% {m_{Cu}} = 61,94\% \)
    d) \({\text{số nguyên tử Ni} \over \text{số nguyên tử Cu}} = {2 \over 3}\)