Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VI - Bài 28. Kim loại kiềm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 6.1 trang 48 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?
    A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
    B. Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất.
    C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất.
    D. Bán kính nguyên tử.
    Đáp án D

    Câu 6.2 trang 48 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là
    A. Li.
    B. Na.
    C. K.
    D. Cs.
    Đáp án D

    Câu 6.3 trang 48 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho 6,2 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với \({H_2}O\) thấy có 2,24 lít \({H_2}\) (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là
    A. 9,4 g.
    B. 9,5 g.
    C. 9,6 g.
    D. 9,7 g.
    Đáp án C

    Câu 6.4 trang 48 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Hoà tan hoàn toàn 5,2 g hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít \({H_2}\) (đktc). Hai kim loại đó là
    A. Li và Na.
    B. Na và K.
    C. K và Rb.
    D. Rb và Cs.
    Đáp án B

    Câu 6.5 trang 48 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Các ion \(M{g^{2 + }}\) và \(N{a^ + }\) đều có 10 e chuyển động xung quanh hạt nhân. Ion nào có bán kính nhỏ hơn? Vì sao?
    Đáp án
    \(M{g^{2 + }}\) và \(N{a^ + }\) đều có 2 lớp electron (2e và 8e), nhưng \(M{g^{2 + }}\) có bán kính nhỏ hơn \(N{a^ + }\) (0,065 nm và 0,095 nm). Nguyên nhân: Lực hút của hạt nhân đến các electron (10 e) của nguyên tử Mg (12+) lớn hơn lực hút của hạt nhân nguyên tử Na (11 +).

    Câu 6.6 trang 48 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    a) Các ion \({S^{2 - }},C{l^ - },{K^ + },C{a^{2 + }}\) đều có số electron bằng số electron của nguyên tử Ar. Hãy dự đoán bán kính của những ion này thay đổi như thế nào. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này ( theo nanomét).
    b) Hãy dự đoán như trên đối với những ion sau: \({O^{2 - }},{F^ - },N{a^ + },M{g^{2 + }},A{l^{3 + }}\). Biết mỗi ion đều có số electron bằng số electron của nguyên tử khí hiếm Ne. Tra cứu tài liệu để tìm số liệu về bán kính của những ion này.
    Đáp án
    Bổ sung kiến thức:
    \( \bullet \)Trong dãy ion có cùng số electron thì bán kính của ion giảm theo chiều tăng của số hiệu nguyên tử (số điện tích hạt nhân).
    a) Những ion \({S^{2 - }}\left( {16} \right),C{l^ - }\left( {17} \right),{K^ + }\left( {19} \right),C{a^{2 + }}\left( {20} \right)\) đều có số electron là 18.
    Bán kính của những ion này giảm theo chiều số hiệu nguyên tử tăng: \({S^{2 - }},C{l^ - },{K^ + },C{a^{2 + }}\).
    Những bán kính này có bán kính (nm) lần lượt là: 0,184; 0,181; 0,133; 0,099.
    b) Tương tự như trên, bán kính các ion giảm dần theo thứ tự: \({O^{2 - }},{F^ - },N{a^ + },M{g^{2 + }},A{l^{3 + }}.\)Những ion này có bán kính lần lượt là 0,140; 0,136; 0,095; 0,065; 0,050 (nm).