Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VI - Bài 30. Kim loại kiềm thổ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 6.16 trang 50 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Nhận định đúng khi nói về nhóm kim loại kiềm thổ và các nhóm kim loại thuộc nhóm A nói chung là:
    A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng.
    B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm
    C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng.
    D. Tính khử của kim loại không phụ thuộc vào bán kính nguyên tử của kim loại.
    Đáp án A

    Câu 6.17 trang 50 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho 18,4 g hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc nhóm IIA ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6 g muối khan. Hai kim loại đó là
    A. Be và Mg.
    B. Mg và Ca.
    C. Ca và Sr.
    D. Sr và Ba.
    Đáp án B

    Câu 6.19 trang 51 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Nhóm IIA gồm những nguyên tố: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra (nguyên tố phóng xạ).
    a) Chúng là những nguyên tố kim loại hay phi kim? Hãy dẫn ra một lí do cho câu trả lời.
    b) Nguyên tố Ca tạo ra một loại ion hay nhiều loại ion? Vì sao?
    c) Năng lượng ion hoá và thế điện cực chuẩn liên quan thế nào đến tính khử của những nguyên tố này?
    Đáp án
    a) Nhóm IIA gồm những nguyên tố kim loại, vì chúng có năng lượng ion hoá nhỏ, thế điện cực chuẩn \({E^0}\) nhỏ.
    b) Nguyên tố Ca chỉ tạo ra một loại ion \(C{a^{2 + }}\), do năng lượng ion hoá \({I_1}\) và \({I_2}\) gần nhau và nhỏ (1150 kJ/mol).
    c) Các nguyên tố nhóm IIA có năng lượng ion hoá nhỏ, thế điện cực chuẩn nhỏ, do đó có tính khử mạnh. Năng lượng ion hoá và thế điện cực chuẩn càng nhỏ thì kim loại có tính khử càng mạnh.

    Câu 6.20 trang 51 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    So sánh kim loại Ca và Mg về các mặt sau
    - Cấu hình electron của nguyên tử.
    - Năng lượng ion hoá.
    - Tác dụng với nước và axit.
    - Tính chất của oxit và hidroxit.
    - Phương pháp điều chế đơn chất.
    Đáp án
    MgCa
    Cấu hình electron\(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}\)\(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2}\)
    Năng lượng ion hoá \({I_2}\)
    \(\left( {kJ/mol} \right)\)
    14501150
    Tác dụng với \({H_2}O\).
    Tác dụng với axit
    Nhiệt độ cao
    Nhiệt độ thường
    Nhiệt độ thường
    Nhiệt độ thường
    Tính chất của oxit
    Tính chất của hiđroxit
    Oxit bazơ
    Bazơ không tan
    Oxit bazơ, tác dụng với \({H_2}O\)
    Bazơ ít tan
    Điều chếĐiện phân \(MgC{l_2}\) nóng chảyĐiện phân \(CaC{l_2}\)nóng chảy

    Câu 6.21 trang 51 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Trong mỗi trường hợp sau, hãy dẫn ra một phản ứng hoá học mà trong đó
    a) Nguyên tử canxi bị oxi hoá.
    b) Ion canxi bị khử.
    c) Ion canxi không bị oxi hoá, không bị khử.
    Đáp án
    a) Phản ứng của Ca với phi kim, nước hoặc axit.
    b) Phản ứng hoá học của sư điện phân \(CaC{l_2}\) nóng chảy.
    e) Phản ứng trao đổi: phản ứng xảy ra khi cho dung dịch \(Ca{\left( {OH} \right)_2}\) tác dụng với axit, muối,.....

    Câu 6.24 trang 51 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho dung dịch HCI đặc, dư tác dụng với 6,96 g \(Mn{O_2}\). Lượng khí clo sinh ra đã oxi hoá hoàn toàn kim loại M, tạo ra 7,6 g muối. Hãy xác định kim loại M. Biết M là một kim loại kiềm thổ.
    Đáp án
    \(4HCl + Mn{O_2} \to MnC{l_2} + 2{H_2}O + C{l_2}\) (1)
    \(M + C{l_2} \to MC{l_2}\) (2)
    Theo (1): \({n_{C{l_2}}} = {n_{Mn{O_2}}} = 0,08mol\)
    Theo (2) 1 mol \(C{l_2}\) sinh ra \(\left( {M + 71} \right)gMC{l_2}\)
    Theo đề bài: 0,08 mol \(C{l_2}\) sinh ra 7,6 g \(MC{l_2}\)
    Đáp số: M là kim loại magie (Mg).