Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VI - Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 6.25 trang 52 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
    A. Làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp.
    B. Làm giám mùi vị thực phẩm.
    C. Làm giảm độ an toàn của các nồi hơi.
    D. Làm tắc ống dẫn nước nóng.
    Đáp án A

    Câu 6.26 trang 52 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho dung dịch \(Ba{(OH)_2}\) dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm \(NaHC{O_3}\) 1M và \(N{a_2}C{O_3}\) 0,5M. Khối lượng kết tủa tạo ra là
    A. 147,75g.
    B. 146,25 g.
    C. 145,75 g.
    D. 154,75 g.
    Đáp án A

    Câu 6.27 trang 52 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Hoà tan hoàn toàn 4 g hỗn hợp \(MC{O_3}\) và \(M'C{O_3}\) vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (dktc). Dung dịch tạo thành đem cô cạn thu được 5,1 g muối khan. Giá trị của V là
    A. 1,12.
    B. 1,68.
    C. 2,24.
    D. 3,36.
    Đáp án C

    Câu 6.28 trang 52 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Dung dịch A chứa 5 ion: \(M{g^{2 + }},B{a^{2 + }},C{a^{2 + }},C{l^ - }\) (0,1 mol), \(NO_3^ - \); (0,2 mol). Thêm dần V ml dung dịch \({K_2}C{O_3}\) 1M vào dung dịch A cho đến khi lượng kết tủa thu được lớn nhất. Giá trị của V là
    A. 150.
    B. 300.
    C. 200.
    D. 250.
    Đáp án A

    Câu 6.29 trang 52 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    a) Hãy viết đầy đủ phương trình hoá học của các phản ứng sau:
    1. Mg + \(HN{O_3}\)(đặc)\( \to \)Khí A
    \(2.CaOC{l_2} + HCl \to \)Khí B
    3. \(NaHS{O_3} + {H_2}S{O_4}\) \( \to \)Khí C
    4. \(Ca{(HC{O_3})_2} + HN{O_3}\) \( \to \) Khí D
    b) Cho khí A tác dụng với \({H_2}O\), khí B tác dụng vói bột sắt, khí C tác dụng với dung dịch \(KMn{O_4}\) và khí D tác dụng với dung dịch \(Ca{(OH)_2}\). Hãy viết các phương trình hoá học cho mỗi trường hợp.
    c) Cho riêng từng khí tác dụng với dung dịch NaOH. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
    Đáp án
    a) Các phương trình hoá học:
    \(1)Mg + 4HN{O_3}\left( đặc \right) \to Mg{\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2{H_2}O \)
    \(+ 2N{O_2}\)( khí A)
    \(2)CaOC{l_2} + 2HCl \to CaC{l_2} + {H_2}O + C{l_2}\) (khí B)
    \(3)2NaHS{O_3} + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O + 2S{O_2}\) ( khí C)
    \(4)Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2} + 2HN{O_3} \to Ca{\left( {N{O_3}} \right)_2} \)
    \(+ 2{H_2}O + 2C{O_2}\)(khí D)
    b) Các khí tham gia phản ứng:
    \(\eqalign{ & 1)N{O_2} + {H_2}O \to HN{O_3} + HN{O_2} \cr & 2)2Fe + 3C{l_2} \to 2FeC{l_3} \cr & 3)5S{O_2} + 2KMn{O_4} + 2{H_2}O \to {K_2}S{O_4} \cr&+ 2MnS{O_4} + 2{H_2}S{O_4} \cr & 4)C{O_2} + Ca{\left( {OH} \right)_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O \cr} \)
    Nếu dư \(C{O_2}:\)
    \(CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2}\)
    c) Các khí tác dụng với dung dịch NaOH:
    \(\eqalign{
    & 1)2N{O_2} + 2NaOH \to NaN{O_3} + NaN{O_2} + {H_2}O \cr
    & 2)C{l_2} + 2NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O \cr
    & 3)S{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O\cr&\left( {hoặc\;NaHS{O_3}} \right) \cr
    & 4)C{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O\cr&\left( {hoặc\;NaHC{O_3}} \right) \cr} \)

    Câu 6.30 trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Người ta có thể dùng muối natri photphat \(N{a_3}P{O_4}\) để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu. Hãy giải thích và viết các phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
    Đáp án
    Ion \(PO_4^{3 - }\) kết hợp với các ion \(C{a^{2 + }}\) và \(M{g^{2 + }}\) tạo thành những hợp chất không tan:
    \(\eqalign{ & 3C{a^{2 + }} + 2PO_4^{3 - } \to C{a_3}{\left( {P{O_4}} \right)_2} \downarrow \cr & 3M{g^{2 + }} + 2PO_4^{3 - } \to M{g_3}{\left( {P{O_4}} \right)_2} \downarrow \cr} \)

    Câu 6.31 trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Có 4 ống nghiệm không nhãn đựng riêng biệt bốn dung dịch:\(Ba{(OH)_2},{H_2}S{O_4},N{a_2}C{O_3},ZnS{O_4}\). Hãy nhận biết dung dịch dung trong mỗi ống nghiệm với điều kiện không dùng thêm thuốc thử. Viết các phương trình hoá học.
    Đáp án
    Có thể lập bảng
    \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\)\({H_2}S{O_4}\)\(N{a_2}C{O_3}\)\(ZnS{O_4}\)
    \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\)\( - \)\( \downarrow \)\( \downarrow \)\( \downarrow \)
    \({H_2}S{O_4}\)\(\downarrow \)\( - \)\( \uparrow \)\( - \)
    \(N{a_2}C{O_3}\)\(\downarrow \)\( \uparrow \)\( - \)\( \downarrow \)
    \(ZnS{O_4}\)\( \downarrow \)\( - \)\( \downarrow \)\( - \)
    \(3 \downarrow \)\(1 \downarrow ,1 \uparrow \)\(2 \downarrow ,1 \uparrow \)\(2 \downarrow \)


    Câu 6.32 trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Mg và Ca tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất \(CaC{O_3}.MgC{O_3}\) trong quặng đôlômit. Từ đôlômit sản xuất ra \(CaS{O_4}\) và \(MgS{O_4}.CaS{O_4}\) được dùng làm vật liệu xây dựng, \(MgS{O_4}\) được dùng làm vật liệu chịu lửa, thuốc xổ (thuốc tẩy ruột). Hãy giới thiệu phương pháp sản xuất \(MgS{O_4}\) và \(CaS{O_4}\), từ quặng đôlômit. Có thể tham khảo những thông tin sau trong quá trình sản xuất
    Hợp chấtĐộ tan (g chất tan/100 g \({H_2}O\) ở 20oC)
    \(MgC{O_3}\)0,01
    \(CaC{O_3}\)0,0014
    \(MgS{O_4}\)33,0
    \(CaS{O_4}\)0,21
    Đáp án
    Không thể dùng \({H_2}O\) để tách riêng \(MgC{O_3}\) và \(CaC{O_3}\) vì chúng đều ít tan.
    Cho quặng đôlômit tác dụng với dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng: được dung dịch \(MgS{O_4}\) và \(CaS{O_4}\) ít tan (độ tan của \(MgS{O_4}\) lớn gấp 157 lần độ tan của \(CaS{O_4}\)). Lọc tách riêng 2 chất.

    Câu 6.33 trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Thach cao khan \(CaS{O_4}\) được nung nóng với than cốc ở nhiệt độ 1400°C sinh ra lưu huỳnh đioxit, chất này được dùng để sản xuất axit sunfuric.
    Thạch cao nung \(CaS{O_4}.0,5{H_2}O\) trộn với nước sẽ trở thành thạch cao sống \(CaS{O_4}.2{H_2}O\) hoá rắn và tăng thể tích. Vì vậy thạch cao nung được dùng để đúc khuôn. Thạch cao khan không tác dụng với nước.
    a) Hãy viết các phương trình hoá học, khi:
    1. Cho thạch cao khan tác dung với than cốc ở nhiệt độ cao.
    2. Cho thạch cao nung tác dụng với nước.
    3. Nung thạch cao sống ở nhiệt độ trên 200°C.
    b) Giải thích vì sao thạch cao nung được dùng để:
    1. Bó bột chân, tay bị gãy.
    2. Đúc khuôn.
    c) Vì sao thạch cao khan không dùng để bó bột, đúc khuôn?
    Đáp án
    a)
    \(\eqalign{ & 1.CaS{O_4} + C\buildrel {{{1400}^0}C} \over \longrightarrow CaO + S{O_2} + CO \cr & 2.CaS{O_4}.0,5{H_2}O + {3 \over 2}{H_2}O \to CaS{O_4}.2{H_2}O \cr & 3.CaS{O_4}.2{H_2}O\buildrel { > {{200}^0}C} \over\longrightarrow CaS{O_4} + 2{H_2}O \cr} \)
    b) 1. Bột \(CaS{O_4}.0,5{H_2}O\) tác dụng với \({H_2}O\) tạo ra \(CaS{O_4}.2{H_2}O\) đông cứng lại, làm bất động chỗ xương gãy.
    2. Sự chuyển hoá \(CaS{O_4},0,5{H_2}O\) thành \(CaS{O_4}.2{H_2}O\) kèm theo sự tăng thể tích, do vậy mà ăn khuôn.
    c) Thạch cao khan không tác dụng với \({H_2}O\), không có tính chất như thạch cao nung.

    Câu 6.34 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Vẽ đồ thị biểu diễn số mol \(CaC{O_3}\) sinh ra phụ thuộc vào số mol \(C{O_2}\) tác dụng với dung dịch \(Ca{(OH)_2}\). Biết dung dịch chứa 1 mol \(Ca{(OH)_2}\), số mol \(C{O_2}\) tham gia phản ứng lần lượt là: 0; 0,5; 1;1,5; 2.
    Dựa vào đồ thị, hãy cho biết số mol \(C{O_2}\) đã tác dụng với dung dịch \(Ca{(OH)_2}\) để thu được 0,75 mol \(CaC{O_3}\).
    Đáp án
    Viết các phương trình hoá học:
    \(Ca{\left( {OH} \right)_2} + C{O_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O\) ( 1 )
    \(CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2}\) (2)
    Lần lượt thay các số mol \(C{O_2}\) vào (1) và (2) để tìm số mol \(CaC{O_3}\) sau các phản ứng. Ta lập được bảng sau:
    \({n_{C{O_2}}}\)00,511,52
    \({n_{CaC{O_3}}}\)00,510,50
    Đồ thị biểu diễn số mol \(CaC{O_3}\) phụ thuộc vào số mol \(C{O_2}\):
    01.png
    Từ điểm 0,75 mol \(CaC{O_3}\) trên trục tung kẻ đoạn thẳng song song với trục hoành. Đoạn thẳng này cắt đồ thị ở nhữmg điểm a và b, từ những điểm này ta kẻ các đoạn thång song song với truc tung. Ta có các số 0,75 và 1,25. Đó là các số mol \(C{O_2}\) cần dùng để có được 0,75 mol \(CaC{O_3}\).

    Câu 6.35 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Trong một bình nước có chứa 001 mol \(N{a^ + }\); 0,02 mol \(C{a^{2 + }}\); 0,005 mol \(M{g^{2 + }}\); 0,05 mol \(HCO_3^ - \)- và 0,01 mol \(C{l^ - }\)
    a) Hãy cho biết nước trong bình có tính cứng tạm thời hay tính cứng vĩnh cửu. Vì sao?
    b) Đun sôi nước trong bình cho đến phản ứng hoàn toàn, hãy cho biết:
    1. Số mol các ion còn lại trong bình.
    2. Tính cứng của nước có thay đổi không?
    Đáp án
    a) Nước trong bình có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
    b) Sau khi đun sôi nước:
    1 . Ion hiđrocacbonat bị phân huỷ:
    \(2HCO_3^ - \to CO_3^{2 - } + {H_2}O + C{O_2}\)
    0,05 mol \(HCO_3^ - \) bị phân huỷ tạo ra 0,025 mol \(CO_3^{2 - }\), liên kết với 0,02 mol \(C{a^{2 + }}\) và 0,005 mol \(M{g^{2 + }}\), tạo ra kết tủa \(CaC{O_3}\) và \(MgC{O_3}\).
    Sau khi đun sôi, nước trong bình còn lại: 0,01 mol \(N{a^ + }\), 0,01 mol \(C{l^ - }\)
    2. Nước sau khi đun là nước mềm.