Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VI - Bài 33. Nhôm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 6.42 trang 56 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Cho 7,8 g hỗn hợp Mg và Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 g. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là
    A. 0,8 mol.
    B. 0,7 mol.
    C. 0,6 mol.
    D. 0,5 mol.
    Đáp án A

    Câu 6.43 trang 56 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho 24,3 g kim loại X (có hoá trị n duy nhất) tác dụng với 5,04 lít O2 khí (đktc) thu được chất rắn A. Cho A tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1,8 g khí \({H_2}\) thoát ra. Kim loại X là
    A. Mg.
    B. Zn.
    C. Al.
    D. Ca.
    Đáp án C

    Câu 6.44 trang 56 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Nung 21,4 g hỗn hợp A gồm bột Al và \(F{e_2}{O_3}\) (phản ứng nhiệt nhôm), thu được hỗn hợp B. Cho B tác dụng hết với dung dịch HCl dư được dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 g chất rắn. Khối lượng Al và \(F{e_2}{O_3}\) trong hỗn hợp A lần lượt là
    A. 4,4 g và 17g.
    B. 5,4 g và 16 g.
    C. 6,4 g và 15 g.
    D. 7,4 g và 14g.
    Đáp án B
    Chất rắn là \(F{e_2}{O_3}\). Vậy trong A có 16 g \(F{e_2}{O_3}\).
    \({m_{Al}} = 21,4 - 16 = 5,4\left( g \right).\)

    Câu 6.45 trang 56 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho 10,5 g hỗn hợp gồm bột Al và một kim loại kiềm M vào nước. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 5,6 lít khí (đktc).
    Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A để lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Lọc kết tủa, sấy khô, cân được 7,8 g. Kim loại M là
    A. Li.
    B. Na.
    C. K.
    D. Rb.
    Đáp án C

    Câu 6.47 trang 56 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Có hỗn hợp bột kim loại Al và Fe. Nếu cho m gam hỗn hợp này tác dụng với dung dịch NaOH (dư) sinh ra một thể tích khí hiđro bằng thể tích của 9,6 g khí oxi (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc).
    a) Viết các phương trình hoá học.
    b) Xác định giá trị của m.
    Đáp án
    \({n_{{H_2}}} = {n_{{O_2}}} = {{9,6} \over {32}} = 0,3\left( {mol} \right)\)
    - Khi cho hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch NaOH chỉ có Al phản ứng.
    \(2Al + 2NaOH + 6{H_2}O \to 2Na[Al{(OH)_4}] + 3{H_2} \uparrow (1)\)
    Theo (1), \({n_{Al}} = 0,2mol;{m_{Al}} = 27.0,2 = 5,4\left( g \right)\)
    - Khi cho hỗn hợp vào dung dịch HCl, cả Al và Fe đều phản ứng.
    \(2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \) (2)
    \(Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \) (3)
    \({n_{{H_2}}}\left( {2,3} \right) = {{8,96} \over {22,4}} = 0,4\left( {mol} \right)\)
    Vì số mol của \({H_2}\) ở (1) bằng ở (2) nên \({n_{{H_2}}}\left( 3 \right) = 0,4 - 0,3 = 0,1\left( {mol} \right)\)
    \({m_{Fe}} = 56.0,1 = 5,6\left( g \right)\)
    Khối lượng của hỗn hợp ban đầu là: m = 5,4 + 5,6 = 11 (g).

    Câu 6.48 trang 57 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Ion \(SO_4^{2 - }\) có trong 20 g dung dịch \(CuS{O_4}\) tác dụng vừa đủ với ion \(B{a^{2 + }}\) có trong 26 ml dung dịch \(BaC{l_2}\) 0,02M.
    a) Tính nồng độ phần trăm của ion \(C{u^{2 + }}\) trong dung dịch ban đầu.
    b) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch \(CuS{O_4}\) trên cho đến khi phản ứng kết thúc. Hãy cho biết khối lượng lá nhôm sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam. Cho rằng toàn bộ kim loại sinh ra bám hoàn toàn vào thanh nhôm.
    Đáp án
    a) Nồng độ phần trăm của \(C{u^{2 + }}\) trong dung dịch là 0,1664%.
    b)
    \(2Al + 3C{u^{2 + }} \to 2A{l^{3 + }} + 3Cu\)
    Tìm số mol \(C{u^{2 + }}\):
    \({n_{C{u^{2 + }}}} = {n_{BaC{l_2}}} = 0,00052\left( {mol} \right)\)
    Tìm số mol Al
    \({n_{Al}} = {2 \over 3}{n_{Cu}} = {{0,00052.2} \over 3} = 0,00035\left( {mol} \right)\)
    Theo phương trình trên
    2 mol Al tham gia phản ứng, khối lượng sẽ tăng 192 - 54 = 138 (g).
    0,00035 mol Al tham gia phản ứng, khối lượng tăng là:
    \(m = {{138.0,00035} \over 2} = 0,024\left( g \right)\)