Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VI - Bài 35. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 6.59 trang 59 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Hoà tan m gam kim loại Al vào dung dịch \(HN{O_3}\) rất loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,15 mol N2O và 0,1 mol NO. Giá trị của m là
    A. 13,5.
    B. 1,35.
    C. 0,81.
    D. 8,1.
    Đáp án A

    Câu 6.60 trang 59 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Trộn đều 0,54 g bột Al với bột \(F{e_2}{O_3}\) và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng hết với dung dịch \(HN{O_3}\) được hỗn hợp khí NO và \(N{O_2}\) có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO và \(N{O_2}\) (đktc) trong hỗn hợp lần lượt là
    A. 0,224 lít và 0,672 lít.
    B. 2,24 lít và 6,72 lít.
    C. 0,672 lít và 0,224 lít.
    D. 6,72 lít và 2,24 lít.
    Đáp án A

    Câu 6.61 trang 59 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho dung dịch \(N{H_3}\) vào 20 ml dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) đến dư, kết tủa thu được đem hoà tan bằng dung dịch NaOH dư được dung dich A. Sục khí \(C{O_2}\) dư vào dung dịch A, kết tủa thu được đem nung nóng đến khối lượng không đổi được 2,04 g chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) ban đầu là
    A. 0,4M.
    B. 0,6M.
    C. 0,8M.
    D. 1M.
    Đáp án D

    Câu 6.62 trang 59 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Giải thích hiện tượng và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi:
    a) Cho dung dịch \(N{H_3}\) dư vào dung dịch \(AlC{l_3}\)
    b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch \(AlC{l_3}\)
    c) Cho từ từ dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) đến dư vào dung dịch NaOH và ngược lại.
    d) Sục từ từ khí \(C{O_2}\) đến dư vào dung dịch \(Na[Al{\left( {OH} \right)_4}].\)
    e) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch \(Na[Al{\left( {OH} \right)_4}]\).
    f) Cho Ba kim loại đến dư vào các dung dịch \(NaHC{O_3}.CuS{O_4},{\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4},Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}.\)
    Đáp án
    a) Có kết tủa xuất hiện và không tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư:
    \(AlC{l_3} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3N{H_4}Cl\)
    b) Có kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch NaOH dư:
    \(\eqalign{
    & AlC{l_3} + 3NaOH \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3NaCl \cr
    & Al{\left( {OH} \right)_3} + NaOH \to Na\left[ {Al{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] \cr} \)
    c) +) Cho từ từ dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) vào dung dịch NaOH: có kết tủa xuất hiện, lắc dung dịch kết tủa sẽ tan. tiếp tục cho dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) vào đến dư thì lại có kết tủa và kết tủa không tan.
    +) Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) có kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần sau đó tan do NaOH dư.
    \(\eqalign{
    & 6NaOH + A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} \to 2Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3N{a_2}S{O_4} \cr
    & Al{\left( {OH} \right)_3} + NaOH \to Na\left[ {Al{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] \cr} \)
    d) Có kết tủa xuất hiện và không tan khi sục dư khí \(C{O_2}\) do \({H_2}C{O_3}\) là axit rất yếu, không hòa tan được \(Al{\left( {OH} \right)_3}\).
    \(Na\left[ {Al{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] + C{O_2} \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + NaHC{O_3}\)
    e) Có kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch HCl dư vì axit HCl là axit mạnh nên hòa tan được \(Al{\left( {OH} \right)_3}\)
    \(\eqalign{
    & Na\left[ {Al{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] + HCl \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + NaCl \cr&+ {H_2}O \cr
    & Al{\left( {OH} \right)_3} + 3HCl \to AlC{l_3} + 3{H_2}O \cr} \)
    f) Khi cho Ba kim loại vào các dung dịch, trước tiên Ba tác dụng với \({H_2}O\) tạo ra dung dịch \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\) và giải phóng khí \(H_2\). Sau đó, xảy ra phản ứng trao đổi giữa \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\) và các muối.
    \(Ba + 2{H_2}O \to Ba{\left( {OH} \right)_2} + {H_2} \uparrow \)
    +) Với dung dịch \(NaHC{O_3}\) có phản ứng:
    \(\eqalign{
    & Ba{\left( {OH} \right)_2} + 2NaHC{O_3} \to BaC{O_3} \downarrow + N{a_2}C{O_3}\cr& + 2{H_2}O \cr
    & Ba{\left( {OH} \right)_2} + N{a_2}C{O_3} \to BaC{O_3} \downarrow + 2NaOH \cr} \)
    +) Với dung dịch \({\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4}\) có phản ứng:
    \(Ba{\left( {OH} \right)_2} + {\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow + 2N{H_3} \uparrow + 2{H_2}O\)
    + Với dung dịch \(Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}\) có phản ứng:
    \(\eqalign{ & 3Ba{\left( {OH} \right)_2} + 2Al{\left( {N{O_3}} \right)_3} \to 2Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3Ba{\left( {N{O_3}} \right)_2} \cr & 2Al{\left( {OH} \right)_3} + Ba{\left( {OH} \right)_2} \to Ba{[Al{\left( {OH} \right)_4}]_2} \cr} \)

    Câu 6.63 trang 60 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Chỉ dùng thêm một hoá chất, hãy trình bày cách phân biệt ba mẫu hợp kim sau:
    a) Mg - Al;
    b) Mg - K;
    c) Mg - Ag.
    Đáp án
    Dùng nước nhận ra mẫu Mg - K rồi dùng dung dịch KOH vừa thu được để phân biệt hai màu còn lại.
    + Với hợp kim Mg - K thì K tác dụng với \({H_2}O\) tạo ra dung dịch KOH và giải phóng khí \({H_2}\):
    \(2K + 2{H_2}O \to 2KOH + {H_2} \uparrow \)
    + Dùng dung dịch KOH vừa thu được cho tác dụng với 2 mẫu hợp kim còn lại, mẫu nào có sủi bọt khí là mẫu Mg - Al, còn lại là mẫu Mg -Ag.
    \(2Al + 2KOH + 6{H_2}O \to 2K[Al{\left( {OH} \right)_4}] + 3{H_2} \uparrow \)

    Câu 6.64 trang 60 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Có ba mẫu hợp kim:
    a) Al- Fe;
    b) Al- Cu;
    c) Cu - Fe.
    Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba mẫu hợp kim trên
    Đáp án
    Cho các mẫu hợp kim vào dung dich NaOH, không có bọt khí là mẫu Cu - Fe.
    Hai mẫu còn lại cho tác dụng với dung dịch HCl dư, tan hết là Al - Fe, chỉ tan một phần là Al - Cu.
    Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt ba mẫu hợp kim trên.