Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VII - Bài 41. Một số hợp chất của sắt

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 7.25 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử?
    \(\eqalign{ & A.Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & B.FeS + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}S \uparrow \cr & C.2FeC{l_3} + Fe \to 3FeC{l_2} \cr & D.Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu \downarrow \cr} \)
    Đáp án B

    Bài 7.26 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: \(FeO,F{e_2}{O_3},F{e_3}{O_4}\) thấy có 4,48 lít khí \(C{O_2}\) (đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
    A. 1,12 lít.
    B. 2,24 lít.
    C. 3,36 lít.
    D. 4,48 lít.
    Đáp án D
    Phương trình hoá học:
    \(\eqalign{ & FeO + CO\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow Fe + C{O_2} \uparrow (1) \cr & F{e_2}{O_3} + 3CO\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 2Fe + 3C{O_2} \uparrow (2) \cr & F{e_3}{O_4} + 4CO\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 3Fe + 4C{O_2} \uparrow (3) \cr} \)
    Theo (1), (2), (3) ta có tỉ lệ: \({n_{CO}}:{n_{C{O_2}}} = 1:1\).
    Vậy \({V_{CO}} = {V_{C{O_2}}} = 4,48\) (lít).

    Bài 7.27 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Khử hoàn toàn 0,1 mol \(F{e_x}{O_y}\) băng khí CO ở nhiệt độ cao thấy tạo ra 0,3 mol \(C{O_2}\). Công thức oxit sắt là
    A. FeO.
    B. \(F{e_3}{O_4}.\)
    C. \(F{e_2}{O_3}.\)
    D. không xác định được.
    Đáp án C

    Bài 7.28 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho 28,8 g hỗn hợp A gồm Fe và \(F{e_3}{O_4}\) tác dụng với dung dịch HCl dư, được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được mang nung trong không khí tới khối lượng không đổi được 32 g chất rắn. Số mol \(F{e_3}{O_4}\) trong hỗn hợp A là
    A. 0,09 mol.
    B. 0,10 mol.
    C. 0,11 mol.
    D. 0,12 mol.
    Đáp án B

    Bài 7.29 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Viết phương trình hoá học của các phản ứng trong dãy biến đổi sau:
    01.png
    Đáp án
    HS tự viết các phương trình hoá học

    Bài 7.30 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Có hỗn hợp Fe và \(F{e_2}{O_3}\). Người ta làm những thí nghiệm sau:
    Thí nghiệm 1: Cho luồng khí CO đi qua a gam hỗn hợp ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn, thu được 11,2 g sắt.
    Thí nghiệm 2: Ngâm a gam hỗn hợp trong dung dịch HCl, phản ứng xong thu được 2,24 lít khí \({H_2}\) (đktc). Giả thiết rằng Fe chỉ khử \({H^ + }\) của axit HCl
    a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm.
    b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
    Đáp án
    a) \(\eqalign{ & F{e_2}{O_3} + 3CO\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 2Fe + 3C{O_2} \uparrow (1) \cr & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow (2) \cr & F{e_2}{O_3} + 6HCl \to 2FeC{l_3} + 3{H_2}O (3)\cr} \)
    b) Theo (2): \({n_{Fe}} = {n_{{H_2}}} = {{2,24} \over {22,4}} = 0,1\left( {mol} \right) \)
    \(\Rightarrow {m_{Fe}} = 56.0,1 = 5,6\left( g \right)\)
    \( \Rightarrow \) Khối lượng Fe sinh ra ở phương trình (1) = 11,2 - 5,6 = 5,6 (g) hay 0,1 mol Fe:
    Theo phương trình (1): \({n_{F{e_2}{O_3}}} = {1 \over 2}{n_{Fe}} = 0,05\left( {mol} \right)\)
    \( \Rightarrow \) Khối lượng của \(F{e_2}{O_3}\) trong a gam hỗn hợp là: 0,05. 160 = 8 (g)
    Do đó:
    \(\eqalign{ & \% {m_{Fe}} = {{5,6} \over {5,6 + 8}}.100\% = 41,18\% \cr & \% {m_{F{e_2}{O_3}}} = 100\% - 41,18\% = 58,82\% \cr} \)

    Bài 7.31 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho những chất và ion sau đây: \(Al,Fe,C{l_2},S,FeO,S{O_2},C{O_2},F{e^{2 + }},\)
    \(F{e^{3 + }},C{u^{2 + }},C{l^ - }.\)Cho biết các chất và ion nào có thể là chất oxi hoá, chất khử? Viết các phương trình hoá học minh họa.
    Đáp án
    - Những chất khử: \(Al,Fe,C{l^ - }\)
    Thí dụ: \(\mathop {Mn}\limits^{ + 4} {O_2} + 4H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {Mn}\limits^{2 + } C{l_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2{H_2}O\)
    Những chất oxi hoá: \(F{e^{3 + }},C{u^{2 + }},C{O_2}.\)
    Thí dụ: \(\mathop {Mg}\limits^0 + \mathop C\limits^{ + 4} {O_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow \mathop {Mg}\limits^{ + 2} O + \mathop C\limits^{ + 2} O\)
    - Những chất vừa có tính khử (khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh), vừa có tính oxi hoá (khi tác dụng với chất khử mạnh): \(F{e^{2 + }},C{l_2},S,FeO,S{O_2}.\)
    Thí dụ:
    \(\eqalign{ & \mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2NaOH \to Na\mathop {Cl}\limits^{ - 1} + Na\mathop {Cl}\limits^{ - 1} O + {H_2}O \cr & \mathop {S{O_2}}\limits^{ + 4} + {H_2}\mathop S\limits^{ - 2} \to 3\mathop S\limits^0 + 2{H_2}O \cr} \)

    Bài 7.32 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Đốt nóng một hỗn hợp gồm bột nhôm và \(F{e_3}{O_4}\) trong môi trường không có không khí (xảy ra phản ứng nhiệt nhôm). Những chất còn lại sau phản ứng nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 6,72 lít \({H_2}\) (đktc), nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 26,88 lít \({H_2}\) (đktc).
    a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
    b) Tính số gam từng chất có trong hỗn hợp ban đầu.
    Đáp án
    a) \(3F{e_3}{O_4} + 8Al \to 4A{l_2}{O_3} + 9Fe\)
    Những chất còn lại sau phản ứng: \(A{l_2}{O_3}\), Fe và Al dư.
    *Khi cho tác dụng với dung dịch NaOH:
    \(\eqalign{ & 2Al + 2NaOH + 6{H_2}O \to 2Na[Al{\left( {OH} \right)_4}] \cr&+ 3{H_2} \uparrow \cr & A{l_2}{O_3} + 2NaOH + 3{H_2}O + 3{H_2}O \to \cr&2Na[Al{\left( {OH} \right)_4}] \cr} \)
    * Khi cho tác dụng với dung dịch HCl:
    \(\eqalign{ & 2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \cr & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & A{l_2}{O_3} + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2}O \cr} \)
    b) \({m_{Al}} = 27g;{m_{F{e_3}{O_4}}} = 69,6g\).