Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VII - Bài 42. Hợp kim của sắt

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 7.33 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là
    A. xiderit.
    B. hematit.
    C. manhetit.
    D. pirit.
    Đáp án C

    Bài 7.34 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Câu nào đúng trong số các câu sau?
    A. Gang là hợp kim của sắt với cacbon trong đó cacbon chiếm 5- 10% khối lượng.
    B. Thép là hợp kim của sắt với cacbon trong đó cacbon chiếm 2 - 5% khối lượng.
    C. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt bằng các chất khử như CO, \(H_2\), Al,...
    D. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hoá các tạp chất (C, Si, Mn, S, P, ...) thành oxit, nhằm giảm hàm lượng của chúng.
    Đáp án D

    Bài 7.35 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Phản ứng nào sau đây xảy ra ở cả hai quá trình luyện gang và luyện gang thành thép?
    \(\eqalign{ & A.FeO + CO\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow Fe + C{O_2} \cr & B.Si{O_2} + CaO\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow CaSi{O_3} \cr & C.FeO + Mn\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow Fe + MnO \cr & D.S + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow S{O_2} \cr} \)
    Đáp án B

    Bài 7.36 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Phương pháp luyện thép nào sau đây có thể luyện được loại thép có chất lượng cao?
    A. Phương pháp lò bằng.
    B. Phương pháp lò thổi oxi.
    C. Phương pháp lò điện.
    D. Phương pháp lò thổi oxi và phương pháp lò điện.
    Đáp án A

    Bài 7.37 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 g trong khí oxi dư, thấy có 0,196 lít khí \(C{O_2}\) (đo ở 0°C và 0,8 atm) thoát ra. Hãy xác định thành phần phần trăm, khối lượng của cacbon trong mẫu thép.
    Đáp án
    \({n_{C{O_2}}} = 0,007(mol)\)
    Khi nung mẫu thép thì C trong thép bị đốt cháy thành \(C{O_2}\) theo phương trình
    \(C + {O_2} \to C{O_2} \uparrow \)
    Do đó
    \({n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,007mol\)
    \(\Rightarrow \% {m_C} = {{12.0,007} \over {10}} = 0,84\% \)

    Bài 7.38 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Có thể dùng dung dịch HCl hoặc \({H_2}S{O_4}\) loãng để hoà tan hoàn toàn một mẫu gang hoặc một mẫu thép được không? Vì sao?
    Đáp án
    Thành phần của gang, thép ngoài Fe còn có những chất không tan trong axit như: C, S, Si,......

    Bài 7.39 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Hoà tan một mẫu thép có khối lượng 1,14 g trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng, dư. Lọc bỏ phần không tan được, dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch \(KMn{O_4}\) 0,1M vào dung dich X cho đến khi dung dịch này có màu hồng thì đã dùng hết 40 ml dung dịch \(KMn{O_4}\). Xác định phần trăm khối lượng của Fe trong mẫu thép.
    Đáp án
    Sắt trong mẫu thép tác dụng với dung dịch \(H_2SO_4\) loãng:
    \(Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow \) (1)
    \(\eqalign{ & 10FeS{O_4} + 2KMn{O_4} + 8{H_2}S{O_4} \to 5F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} \cr&+ {K_2}S{O_4} + 2MnS{O_4} + 8{H_2}O\left( 2 \right) \cr & {n_{KMn{O_4}}} = {{40.0,1} \over {1000}} = 0,004\left( {mol} \right) \cr} \)
    Theo (2): \({n_{FeS{O_4}}} = {{0,004.10} \over 2} = 0,02\left( {mol} \right)\)
    Theo (1):
    \(\eqalign{ & {n_{Fe}} = {n_{FeS{O_4}}} = 0,02\left( {mol} \right) \cr & \% {m_{Fe}} = {{56.0,02} \over {1,14}}.100\% = 98,24\% \cr} \)

    Bài 7.40 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Khử hoàn toàn 16 g bột sắt oxit bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 4,8 g.
    a) Xác định công thức hoá học của oxit sắt đã dùng.
    b) Chất khí sinh ra được dẫn vào bình dung dung dịch NaOH dư. Hãy cho biết khối lượng của bình thay đổi như thế nào?
    c) Tính thể tích CO (đktc) cần dùng cho phản ứng khử oxit sắt.
    Đáp án
    a) \(F{e_x}{O_y} + yCO\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow xFe + yC{O_2}\)
    Số mol sắt trong 16 g oxit là: \({{16 - 4,8} \over {56}} = 0,2\left( {mol} \right)\)
    Số mol nguyên tử O có trong 16 g oxit là: \({{4,8} \over {16}} = 0,3\left( {mol} \right)\)
    Tacó : x : y = 0,2 : 0.3 = 2 : 3.
    Vậy công thức sắt oxit là \(F{e_2}{O_3}\).
    b) \(F{e_2}{O_3} + 3CO \to 2Fe + 3C{O_2} \uparrow \)
    Theo phương trình hoá học: \({n_{C{O_2}}} = 3{n_{F{e_2}{O_3}}} = 3.{{16} \over {160}} = 0,3\left( {mol} \right)\)
    Khối lượng bình dung dịch NaOH tăng bằng khối lượng \(C{O_2}\) đã hấp thụ và bằng 44. 0,3 = 13,2 (g).
    c) \({V_{CO}} = 22,4.0,3 = 6,72\) (lít).