Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VII - Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 7.41 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho phản ứng: \(C{u_2}O + {H_2}S{O_4}loãng\to CuS{O_4} + Cu + {H_2}O.\)
    Phản ứng trên là
    A. phản ứng oxi hoá-khử, trong đó chất oxi hoá và chất khử là hai chất khác nhau.
    B. phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử.
    C. phản ứng tự oxi hoá - khử.
    D. phản ứng trao đổi.
    Đáp án C

    Bài 7.42 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Dung dịch nào dưới đây không hoà tan được kim loại Cu?
    A. Dung dịch \(FeC{l_3}\).
    B. Dung dịch \(NaHS{O_4}.\)
    C. Dung dịch hỗn hợp \(NaN{O_3}\) và HCl.
    D. Dung dịch \(HN{O_3}\) đặc, nguội.
    Đáp án B

    Bài 7.43 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho 19,2 g Cu vào 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm \({H_2}S{O_4}\) 0,5M và \(KN{O_3}\) 0,2M. Thể tích khí NO (duy nhất) thu được ở đktc là
    A. 1,12 lít.
    B. 2,24 lít.
    C. 4,48 lít.
    D. 3,36 lít.
    Đáp án C

    Bài 7.44 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho 6,4 g hỗn hợp gồm CuO và \(F{e_2}{O_3}\) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là
    A. 0,2 mol.
    B. 0,4 mol.
    C. 0,6 mol.
    D. 0,8 mol.
    Đáp án A

    Bài 7.45 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Có 1 g hợp kim đồng - nhôm được xử lí bằng lượng dư dung dịch NaOH. Rửa sạch chất rắn còn lại rồi hoà tan bằng dung dịch \(HN{O_3}\), sau đó làm bay hơi dung dịch rồi nung nóng, khối lượng chất rắn thu được sau khi nung là 0,4 g.
    a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
    b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các kim loại trong hợp kim.
    Đáp án
    \(\eqalign{ & a)2Al + 2NaOH + 6{H_2}O \to 2Na[Al{\left( {OH} \right)_4}] \cr&+ 3{H_2} \uparrow \cr & 3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2NO \uparrow + 4{H_2}O \cr & 2Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 2CuO + 4N{O_2} + {O_2} \uparrow \cr & b)\% {m_{Cu}} = 32\% ;\% {m_{Al}} = 68\% \cr} \)

    Bài 7.46 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho hỗn hợp gồm 2 g Fe và 3 g Cu vào dung dịch \(HN{O_3}\) thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
    Đáp án
    Cách giải nhanh: \({n_{NO}} = 0,02mol,\)
    \(\mathop N\limits^{ + 5} + 3e \to \mathop N\limits^{ + 2} \)
    0,06 0,02 (mol)
    \({n_{Fe}}\) (ban đầu) = 0,0375 mol
    Số mol electron mà sắt nhường đi = 3. 0,0375 = 0,1125 (mol) > 0,06
    \( \Rightarrow \) Fe dư, Cu chưa phản ứng với dung dịch \(HN{O_3}\).
    \(Fe - 3e \to F{e^{3 + }};\;\;\;\;\;\;\;2F{e^{3 + }} + Fe \to 3F{e^{2 + }}\)
    0,06 0,02 mol 0,02 0,01 0,03 (mol)
    Như vậy, sau khi kết thúc phản ứng, Fe dư, Cu chưa phản ứng, muối tạo ra là \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
    \({m_{Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}} = 0,03.180 = 5,4\left( g \right).\)

    Bài 7.47 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Đốt 12,8 g Cu trong không khí. Hoà tan hoàn toàn chất rắn thu được vào dung dịch \(HN{O_3}\) 0,5M thu được 448 ml khí NO duy nhất (đktc).
    a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
    b) Tính thể tích dung dịch \(HN{O_3}\) tối thiếu cần dùng để hoà tan chất rắn.
    Đáp án
    \(\eqalign{ & a)2Cu + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 2CuO \;(1) \cr & CuO + 2HN{O_3} \to Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + {H_2}O\; (2) \cr & 3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2NO + 4{H_2}O(3)\cr} \)
    b) Theo phương trình (3) ta có:
    \(\eqalign{
    & {n_{Cu}}\left( 3 \right) = {3 \over 2}.{n_{NO}} = {3 \over 2}.{{0,448} \over {22,4}} = 0,03\left( {mol} \right) \cr
    & {n_{Cu}}\left( {ban\; đầu} \right) = {{12,8} \over {64}} = 0,2\left( {mol} \right) \cr
    & \Rightarrow {n_{Cu}}\left( 1 \right) = 0,2 - 0,03 = 0,17\left( {mol} \right) \cr} \)
    Theo phương trình (2) và (3) có: \({n_{HN{O_3}}} = 0,17.2 + {{0,03.8} \over 3} = 0,42\left( {mol} \right)\)
    \( \Rightarrow {V_{ddHN{O_3}}} = {{0,42} \over {0,5}} = 0,84\) (lít).

    Bài 7.48 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Điện phân dung dịch \(CuC{l_2}\) với các điện cực trơ.
    a) Viết phương trình hoá học của phản ứng điện phân.
    b) Cho biết vai trò của \({H_2}O\) trong dung dịch \(CuC{l_2}\).
    c) Có nhận xét gì về nồng độ của dung dịch \(CuC{l_2}\) trong quá trình điện phân?
    Đáp án
    \(a)CuC{l_2}\buildrel {đpdd} \over \longrightarrow Cu + C{l_2}\)
    b) \({H_2}O\) là dung môi và làm \(CuC{l_2}\) phân li thành cation \(C{u^{2 + }}\) và anion \(C{l^ - }\).
    c) Nồng độ của dung dịch \(CuC{l_2}\) giảm dần.