Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VII - Bài 44. Sơ lược về một số kim loại khác

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 7.49 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Dung dịch nào sau đây có thể hoà tan Ag?
    A. Dung dịch HCl.
    B. Dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng.
    C. Dung dịch \({H_3}P{O_4}.\)
    D. Dung dịch \(HN{O_3}.\)
    Đáp án D

    Bài 7.50 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Hoà tan hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch \(HN{O_3}\) loãng, dư (không có khí thoát ra) thu được dung dịch chứa 8 g \(N{H_4}N{O_3}\) và 113,4 g \(Zn{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
    Phần trăm số mol Zn trong hỗn hợp ban đầu là
    A. 66,67%.
    B. 33,33%.
    C. 28,33%
    D. 16,66%.
    Đáp án A

    Bài 7.51 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho 30,6 g hỗn hợp gồm Mg, Zn, Ag tác dụng với 900 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ ). Cho dần NaOH vào A để lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Lọc lấy kết tủa và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là
    A. 38,7.
    B. 37,8.
    C. 40,2.
    D. 39,8.
    Đáp án B.
    \({n_{C{l^ - }}} = 0,9\left( {mol} \right)\)
    \(\eqalign{ & Mg \to MgC{l_2} \to Mg{\left( {OH} \right)_2} \to MgO \cr & Zn \to ZnC{l_2} \to Zn{\left( {OH} \right)_2} \to ZnO \cr} \)
    Từ 2 sơ đồ trên ta thấy: \({n_O} = {1 \over 2}{n_{C{l^ - }}}\)
    \(\eqalign{ & \Rightarrow {n_O} = {{0,9} \over 2} = 0,45\left( {mol} \right);\cr&{m_O} = 16.0,45 = 7,2\left( g \right) \cr & a = 30,6 + 7,2 = 37,8\left( g \right) \cr} \)

    Bài 7.52 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho 1,19 g hỗn hợp X gồm Zn và Al tác dụng với dung dịch HCl dư được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\) dư, kết tủa thu được đem nung đến khối lượng không đổi được 1 ,02 g chất rắn. Tỉ lệ số mol của Zn và Al trong hỗn hợp X là
    A. 1 : 2.
    B. 2 : 1.
    C. 1 : 3.
    D. 3 : 1.
    Đáp án
    Chọn A
    \(\eqalign{ & Zn \to ZnC{l_2} \to {[Zn{\left( {N{H_3}} \right)_4}]^{2 + }} \cr & Al \to AlC{l_3} \to Al{\left( {OH} \right)_3} \to A{l_2}{O_3} \cr & 2Al \to A{l_2}{O_3} \cr & 0,02 \leftarrow {{1,02} \over {102}} = 0,01\left( {mol} \right) \cr & {m_{Al}} = 27.0,02 = 0,54\left( g \right);\cr&{m_{Zn}} = 1,19 - 0,54 = 0,65\left( g \right) \cr & \Rightarrow {n_{Zn}} = 0,01mol \Rightarrow {{{n_{Zn}}} \over {{n_{Al}}}} = {1 \over 2} \cr} \)

    Bài 7.53 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Hợp chất \(Pb{\left( {OH} \right)_2}\) màu trắng để lâu ngày trong không khí thường bị hoá đen, nếu cho tác dụng với \({H_2}O_2\), thì lại trở về màu trắng. Viết phương trình hoá học để giải thích hiện tượng đó.
    Đáp án
    \(Pb{\left( {OH} \right)_2}\) tác dụng với \({H_2}S\) có trong không khí tạo PbS màu đen:
    \(Pb{\left( {OH} \right)_2} + {H_2}S \to PbS \downarrow + 2{H_2}O\)
    Khi cho tác dụng với dung dịch \({H_2}{O_2}\) sẽ có phản ứng:
    \(PbS + 4{H_2}{O_2} \to PbS{O_4} \downarrow + 4{H_2}O\)
    (trắng)

    Bài 7.54 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Trước đây, người ta thường làm các ống dẫn nước bằng chì. Lượng khí \(C{O_2}\) hoà tan trong nước ảnh hưởng mạnh đến tính bền của chì đối với nước. Hãy giải thích hiện tượng này.
    Đáp án
    Chì phản ứng chậm với \({H_2}O\) khi có mặt \({O_2}\) tạo ra hiđroxit:
    \(2Pb + {O_2} + 2{H_2}O \to 2Pb{\left( {OH} \right)_2}\)
    \(C{O_2}\) tác dụng với \(Pb{\left( {OH} \right)_2}\) tạo ra lớp \(PbC{O_3}\) không tan, bảo vệ chì.
    Khi có nhiều \(C{O_2}\), lớp \(PbC{O_3}\) sẽ chuyển thành muối \(Pb{\left( {HC{O_3}} \right)_2}\) tan và chì lại tiếp tục tác dụng chậm với nước.
    \(PbC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Pb{\left( {HC{O_3}} \right)_2}\).

    Bài 7.55 trang 71 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao..
    Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy loại thuỷ ngân này trong dung dịch \(HgS{O_4}\). Hãy giải thích phương pháp làm sạch này và viết phương trình hoá học của các phản ứng.
    Đáp án
    Do kẽm, thiếc, chì đều đứng trước Hg trong dãy điện hoá của kim loại nên chúng tan vào dung dich \(HgS{O_4}\):
    \(\eqalign{ & Zn + HgS{O_4} \to ZnS{O_4} + Hg \cr & Sn + HgS{O_4} \to SnS{O_4} + Hg \cr & Pb + HgS{O_4} \to PbS{O_4} + Hg \cr} \)
    Do \(PbS{O_4}\) ít tan, nên để hoà tan hết Pb cần lấy dung dịch \(HgS{O_4}\) loãng, dư.

    Bài 7.56 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Người ta nướng một tấn quặng cancosin có 9,2% \(C{u_2}S\) và 0,77% \(A{g_2}S\) về khối lượng. Tính lượng đồng và bạc thu được, biết hiệu suất quá trình điều chế Cu và Ag lần lượt đạt 75% và 82%.
    Đáp án
    \(2C{u_2}S + 3{O_2} \to 2C{u_2}O + 2S{O_2}\) (1)
    (nóng chảy) (khí)
    \(\eqalign{ & 2C{u_2}O + C{u_2}S \to 6Cu + S{O_2}\;\;\;\;\;\; (2) \cr & A{g_2}S + {O_2} \to 2Ag + S{O_2} \uparrow \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(3) \cr} \)
    Trong 1 tấn quặng có:
    \(\eqalign{ & {m_{C{u_2}S}} = {{1000.9,2} \over {100}} = 92\left( {kg} \right) \cr & {m_{A{g_2}S}} = {{1000.0,77} \over {100}} = 7,7\left( {kg} \right) \cr} \)
    Theo (1) và (2): \({m_{Cu}} = 2.{{92} \over {160}}.64 = 73,6\left( {kg} \right)\)
    Theo (3): \({m_{Ag}} = 2.{{7,7} \over {248}}.108 = 6,706\left( {kg} \right)\)
    Do hiệu suất của quá trình là 75% nên \({m_{Cu}} = {{73,6.75} \over {100}} = 55,2\left( {kg} \right)\).
    Do hiệu suất của quá trình là 82% nên \({m_{Ag}} = {{6,0706.82} \over {100}} = 5,5\left( {kg} \right)\).