Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VII - Bài 46. Luyện tập: Tính chất của đồng và hợp chất của đồng. Sơ lược về các kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 7.65 trang 72 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron: [khí hiếm] \(\left( {n - 1} \right){d^\alpha }n{s^1}\left( {\alpha = 5,10} \right)\). R không phải là
    A. crom.
    B. đồng.
    C. bạc.
    D. hiđro.
    Đáp án D

    Bài 7.66 trang 72 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho các chất và dung dịch:
    1) Thuỷ ngân;
    2) Dung dịch NaCN ;
    3) Dung dịch \(HN{O_3}\);
    4) Nước cường toan.
    Phương án nào có chất hoặc dung dịch hoà tan được vàng?
    A. 1,3.
    B. 1, 2.
    C. 1, 2, 3.
    D. 1, 2, 4.
    Đáp án D

    Bài 7.67 trang 73 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Chọn phương pháp thích hợp nhất để tinh chế đồng thô thành đồng tinh khiết.
    A. Điện phân nóng chảy đồng thô.
    B. Hoà tan đồng thô bằng dung dịch \(HN{O_3}\) rồi điện phân dung dịch muối đồng.
    C. Điện phân dung dịch \(CuS{O_4}\) với anot là đồng thô.
    D. Ngâm đồng thô trong dung dịch HCl để hoà tan hết hợp chất.
    Đáp án C

    Bài 7.68 trang 73 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho 6,4 g Cu tác dụng hết với dung dịch \(HN{O_3}\) loãng. Khí NO thu được đem oxi hoá thành \(N{O_2}\) rồi hấp thụ vào nước có sục khí \({O_2}\) để chuyển hết thành \(HN{O_3}\). Giả sử hiệu suất của quá trình là 100%. Thể tích khí \({O_2}\) (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là
    A. 1,12 lít.
    B. 2,24 lít.
    C. 3,36 lít.
    D. 4,48 lít.
    Đáp án A

    Bài 7.69 trang 73 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Có dung dịch \(CuS{O_4}\) và các hoá chất cần thiết khác, viết phương trình hoá học của các phản ứng dùng để điều chế:
    a) Chất kết tủa màu xanh.
    b) Chuyển kết tủa màu xanh thành chất rắn màu đen, rồi từ chất rắn đó tạo ra dung dịch màu xanh.
    c) Từ chất rắn màu đen điều chế đồng màu đỏ.
    d) Từ dung dịch màu xanh tách ra đồng màu đỏ.
    Đáp án
    \(\eqalign{ & a)CuS{O_4} + 2NaOH \to Cu{\left( {OH} \right)_2} \downarrow + N{a_2}S{O_4} \cr & b)Cu{\left( {OH} \right)_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow CuO + {H_2}O \cr} \) (đen)
    \(CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O\)
    ( dung dịch màu xanh lam)
    \(c)CuO + {H_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow Cu + {H_2}O\)
    ( đỏ)
    \(d)CuC{l_2} + Fe \to FeC{l_2} + Cu \downarrow \)

    Bài 7.70 trang 73 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng, hãy trình bày cách phân biệt 3 hỗn hợp kim loại sau:
    a) Cu - Ag ; b) Cu - Al ; c) Cu - Zn
    Đáp án
    Cho 3 hỗn hợp vào 3 cốc dung dung dịch HCl, không thấy sủi bọt khí là hỗn hợp Cu - Ag. Hai hỗn hợp còn lại tác dụng với dung dịch HCl tạo ra \(AlC{l_3}\) và \(ZnC{l_2}\) và sủi bọt khí.
    \(\eqalign{ & 2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \cr & Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr} \)
    Cho dung dịch \(N{H_3}\) dư vào 2 cốc đã hoà tan kim loại, thấy có kết tủa rồi tan trong dung dịch NH3 dư là hỗn hợp Cu-Zn.
    \(\eqalign{ & ZnC{l_2} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Zn{\left( {OH} \right)_2} \downarrow + 2N{H_4}Cl \cr & Zn{\left( {OH} \right)_2} + 4N{H_3} \to [Zn{\left( {N{H_3}} \right)_4}]{\left( {OH} \right)_2} \cr} \)
    - Cho dung dịch \(N{H_3}\) dư vào cốc đã hoà tan kim loại thấy có kết tủa không tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư thì cốc ban đầu có hỗn hợp Cu-Al.
    \(AlC{l_3} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3N{H_4}Cl\)