Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VIII - Bài 51: Chuẩn độ axit - bazơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 8.25 trang 77 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Khi cần pha chế một dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích cần dùng dụng cụ nào sau đây?
    A. Bình cầu.
    B. Bình định mức.
    C. Bình tam giác.
    D. Cốc thủy tinh.
    Đáp án B

    Câu 8.26 trang 77 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây?
    A. Bình định mức.
    B. Buret.
    C. Pipet.
    D. Ống đong.
    Đáp án B

    Câu 8.27 trang 78 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Chuẩn độ 30 ml dung dịch \({H_2}S{O_4}\) chưa biết nồng độ đã dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 0,1M. Nồng độ mol của dung dịch \({H_2}S{O_4}\) là
    A. 0,02M.
    B. 0,03M.
    C. 0,04M
    D. 0,05M.
    Đáp án D

    Câu 8.28 trang 78 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho các dung dịch \(NaOH,{H_2}S{O_4},HCl\) có cùng nồng độ mol. Có thể dùng cách chuẩn độ axit - bazơ với chất chỉ thị là phenolphtalein để phân biệt các dung dịch đó được không ? Nếu được, hãy trình bày cách làm.
    Đáp án
    Dùng dung dịch phenolphtalein nhận ra dung dịch NaOH. Do các dung dịch có cùng nồng độ mol nên lấy cùng thể tích sẽ có cùng số mol chất tan. Dựa vào các phản ứng trung hoà sau:
    \(HCl + NaOH \to NaCl + {H_2}O\) (1)
    \({H_2}S{O_4} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O\) (2)
    Nếu lấy, thí dụ 10 ml mỗi dung dịch axit cho phản ứng với 11 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng nhỏ dung dịch phenolphtalein vào thấy xuất hiện màu hồng (do dư NaOH) là phản ứng (1) nhận ra axit HCl, còn lại là axit \({H_2}S{O_4}\).

    Câu 8.29 trang 78 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Để xác định nồng độ dung dịch NaOH người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25 ml dung dịch \({H_2}{C_2}{O_4}\) 0,05 M (dùng phenolphtalein làm chất chỉ thị). Khi chuẩn độ đã dùng hết 46,5 ml dung dịch NaOH. Xác định nồng độ mol của dung dịch NaOH.
    Đáp án
    \({H_2}{C_2}{O_4}\) là axit oxalic.
    \({H_2}{C_2}{O_4} + 2NaOH \to N{a_2}{C_2}{O_4} + 2{H_2}O\) (1)
    \({n_{{H_2}{C_2}{O_4}}} = {{25} \over {1000}}.0,05 = 0,00125\left( {mol} \right)\)
    Theo (1): \({n_{NaOH}} = 0,00125.2 = 0,0025\left( {mol} \right)\)
    Nông độ mol của NaOH là: \({{0,0025} \over {0,0465}} = 0,05376\left( M \right)\)

    Câu 8.30 trang 78 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Chuẩn độ 20 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ đã dùng hết 17 ml dung dịch NaOH 0,12M. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl.
    Đáp án
    \(HCl + NaOH \to NaCl + {H_2}O\) (1)
    \(\eqalign{ & {n_{NaOH}} = 0,017.0,12 = 0,00204\left( {mol} \right) \cr & \cr} \)
    Theo (1): \({n_{HCl}} = {n_{NaOH}} = 0,00204mol\)
    Nông độ mol của dung dịch HCl là: \({{0,00204} \over {0,02}} = 0,102\left( M \right)\)

    Câu 8.31 trang 78 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Chuẩn độ 25 ml dung dịch \(C{H_3}COOH\) chưa biết nồng độ đã dùng hết 37,5 ml dung dịch NaOH 0,05M. Xác định nồng độ mol của dung dịch \(C{H_3}COOH.\)
    Đáp án
    \(C{H_3}COOH + NaOH \to C{H_3}COONa + {H_2}O\) (1)
    \(\eqalign{ & {n_{NaOH}} = 0,0375.0,05 = 0,001875(mol) \cr & Theo(1):{n_{C{H_3}COOH}} = {n_{NaOH}} = 0,001875(mol) \cr} \)
    Nồng độ mol cuả dung dịch \(C{H_3}COOH\) là: \({{0,001875} \over {0,025}} = 0,075(M)\)