Sách bài tập Lý 12 nâng cao - Chương IX: Hạt nhân nguyên nhân

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 9.1 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hạt nhân đồng vị ?
    A. Các hạt nhân đồng vị có cùng số Z nhưng khác nhau số A
    B. Các hạt nhân đồng vị có cùng số A nhưng khác nhau số Z
    C. Các hạt nhân đồng vị có cùng số nơtron
    D. Các hạt nhân đồng vị có thể có cùng số nuclôn

    Giải
    Chọn đáp án A

    Câu 9.2 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Điều này sau đây là sai khi nói về tia \(\alpha \)?
    A. Tia \(\alpha \) thực chất là chùm hạt nhân nguyên tử heli \(\left( {{}_2^4He} \right)\)
    B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia \(\alpha \) bị lệch về phía bản âm của tụ điện
    C. Tia \(\alpha \) phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng
    D. Khi đi trong không khí, tia \(\alpha \) làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng

    Giải
    Chọn đáp án C

    Câu 9.3 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Điều nào sau đây là sai khi nói về tia \({\beta ^ - }\)?
    A. Hạt \({\beta ^ - }\) thực chất là electron
    B. Trong điện trường, tia \({\beta ^ - }\) bị lệch về phía bản dương của tụ điện và lệch nhiều hơn so với tia \(\alpha \)
    C. Tia \({\beta ^ - }\)có thể xuyên qua một tấm chì dày cỡ xentimet
    D. Tia \({\beta ^ - }\)có khả năng ion hóa chất khí kém hơn tia \(\alpha \)

    Giải
    Chọn đáp án C

    Câu 9.4 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Điều nào sau đây là sai khi nói về tia \({\beta ^ + }\)?
    A. Hạt \({\beta ^ + }\) có cùng khối lượng với electron nhưng mang một điện tích nguyên tố dương
    B. Tia \({\beta ^ + }\)có tầm bay ngắn hơn so với tia \(\alpha \)
    C. Tia \({\beta ^ + }\)có khả năng đâm xuyên rất mạnh, giống như tia Rơn-ghen
    D. Tia \({\beta ^ + }\)bị lệch đường di chuyển trong điện trường nhiều hơn tia \({\beta ^ - }\)

    Giải
    Chọn đáp án A

    Câu 9.5 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Trong các công thức sau đây, công thức nào đúng với nội dung của định luật phóng xạ ? (Với \({m_0}\) là khối lượng chất phóng xạ ban đầu, m là khối lượng chất phóng xạ còn lại tại thời điểm \(t,\lambda \) là hằng số phân ra phóng xạ)
    A. \(m = {m_0}{e^{ - \lambda t}}\)
    B. \({m_0} = m{e^{ - \lambda t}}\)
    D. \(m = {m_0}{e^{\lambda t}}\)
    D. \(m = {1 \over 2}{m_0}{e^{ - \lambda t}}\)

    Giải
    Chọn đáp án A

    Câu 9.6 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng hạt nhân ?
    A. Phản ứng hạt nhân là sự va chạm giữa các hạt nhân
    B. Phản ứng hạt nhân là tác động từ bên ngoài vào hạt nhân làm hạt nhân đó bị vỡ ra
    C. Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân
    D. A, B và C đều đúng

    Giải
    Chọn đáp án C

    Câu 9.7 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Kết quả nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn động lượng hoặc định luật bảo toàn năng lượng ?
    A. \({P_A} + {P_B} = {P_C} + {P_D}\)
    B. \({m_A}{c^2} + {{\rm{W}}_{đA}} + {m_B}{c^2} + {{\rm{W}}_{đB}} = {m_C}{c^2} + {{\rm{W}}_{đC}}\)
    \(+ {m_D}{c^2} + {{\rm{W}}_{đD}}\)
    C. \({\vec P_A} + {\vec P_B} = {\vec P_C} + {\vec P_D} = \vec 0\)
    D. \({m_A}{c^2} + {m_B}{c^2} = {m_C}{c^2} + {m_D}{c^2}\)

    Giải
    Chọn đáp án B

    Câu 9.8 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Chọn câu đúng
    Đơn vị khối lượng nguyên tử là
    A. khối lượng của hạt nhân nguyên tử hiđro
    B. khối lượng của một nguyên tử hiđro
    C. khối lượng bằng \({1 \over {16}}\) lần khối lượng của đồng vị \({}_8^{16}O\) của nguyên tố ôxi
    D. khối lượng bằng \({1 \over {12}}\) lần khối lượng của đồng vị \({}_6^{12}C\) của nguyên tố cacbon

    Giải
    Chọn đáp án D

    Câu 9.9 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Chọn câu đúng
    Cho các tia \(\alpha ,\beta \) và \(\gamma \) qua khoảng giữa hai lần bản cực của một tụ điện thì
    A. tia \(\alpha \) bị lệch nhiều hơn cả, sau đến là tia \(\beta \) và tia \(\gamma \)
    B. tia \(\alpha \) bị lệch về phía bản dương, tia \(\gamma \) về phía bản âm của tụ điện
    C. tia \(\gamma \) không bị lệch
    D. tia \(\beta \) không bị lệch

    Giải
    Chọn đáp án C

    Câu 9.10 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Chọn câu đúng
    Trong điện trường của cùng một tụ điện
    A. tia \(\alpha \) bị lệch nhiều hơn tia \(\beta \), vì hạt \(\alpha \) mang hai điện tích nguyên tố, hạt \(\beta \) chỉ mang một điện tích nguyên tố
    B. tia \(\beta \) bị lệch ít hơn, vì hạt \(\beta \) có tốc độ lớn gấp hàng chục lần hạt \(\alpha \)
    C. tia \(\alpha \) bị lệch nhiều hơn vì hạt \(\alpha \) to hơn hạt \(\beta \)
    D. tia \(\beta \) lệch nhiều hơn vì hạt \(\beta \) có khối lượng nhỏ hơn hạt \(\alpha \) hàng vài nghìn lần.

    Giải
    Chọn đáp án D

    Câu 9.11 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Chọn câu đúng
    Chu kì bán rã của một chất phóng xạ là khoảng thời gian để
    A. quá trình phóng xạ lại lặp lại như lúc ban đầu
    B. một nửa số nguyên tử chất ấy biến đổi thành chất khác
    C. khối lượng của chất ấy không thay đổi
    D. một nửa số nguyên tử chất ấy hết khả năng phóng xạ

    Giải
    Chọn đáp án B

    Câu 9.12 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Trong phản ứng
    \(x + {}_9^{19}F \to {}_8^{16}O + {}_2^4He\)
    Thì x là
    A. Hạt \(\alpha \) B. Hạt \(\beta \)
    C. Nơtron D. Prôtôn

    Giải
    Chọn đáp án D

    Câu 9.13 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Một chất phóng xạ có chu kì bán rã T = 8 năm, có khối lượng ban đầu là 1 kg. Sau 4 năm, khối lượng chất phóng xạ chỉ còn
    A. \({{\sqrt 2 } \over 2} = 0,71\) kg
    B. 0,75 kg
    C. 0,80 kg
    D. 0,65 kg

    Giải
    Chọn đáp án A

    Câu 9.14 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Đồng vị phóng xạ côban \({}_{27}^{60}Co\) phát ra tia \({\beta ^ - }\) và tia \(\gamma \). Chu kì bán rã của đồng vị này là T = 5,24 năm
    a) Hãy cho biết thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử côban như thế nào ? Tính độ hụt khối lượng và năng lượng liên kết của hạt nhân côban. Cho biết \({m_{Co}} = 55,940\,\,u\)
    b) Hãy tính xem trong một tháng (30 ngày) lượng chất côban này bị phân rã bao nhiêu phần trăm
    c) Viết phương trình phản ứng, chỉ rõ hạt nhân con của phản ứng.

    Giải
    a) Ta có: \(Z = 27;A = 60 \Rightarrow N = A - Z = 33\)
    Hạt nhân côban có 27 proton và 33 notron.
    Độ hụt khối: \(\Delta m = Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_{hn}}\)
    Với \({m_{hn}} = 55,940u;\,{m_p} = 1,007276u;\,{m_n} = 1,008665u\)
    Ta tính độ hụt khối:
    \(\Delta m = 4,542397u = 7,{543.10^{ - 27}}\,kg\)
    Năng lượng liên kết:
    \({{\rm{W}}_{lk}} = \Delta m.{c^2} \approx 4228,9MeV = 6,{766.10^{ - 10}}J\)
    b) Lượng côban còn lại: \(m = {m_0}.{e^{ - \lambda t}},\) với \(\lambda = {{\ln 2} \over T} = {{0,693} \over {1913}} \approx 3,{62.10^{ - 4}}\) ngày\(^{-1}\)
    Sau một tháng lượng côban còn lại:
    \({m \over {{m_0}}} = {e^{ - \lambda t}} = {e^{ - 3,{{62.10}^{ - 4}}.30}} \approx 0,989 = 98,9\% \)
    Phần côban bị phân rã sau một tháng: 100% - 98,9% = 1,1%
    c) Phương trình phản ứng:
    \({}_{27}^{60}C \to {}_Z^AX + {}_{ - 1}^0e + hf + {}_0^0\widetilde v\)
    Trong đó hf là năng lượng của tia \(\gamma \)
    Áp dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích ta có: Z = 28; A = 60. Đây là hạt nhân \({}_{28}^{60}Ni\)
    Phương trình phản ứng đầy đủ:
    \({}_{27}^{60}C \to {}_{28}^{60}Ni + {}_{ - 1}^0e + hf + {}_0^0\widetilde v\)

    Câu 9.15 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Có bao nhiêu hạt \({\beta ^ - }\) được giải phóng trong một giờ từ 1 micrôgam \(\left( {{{10}^{ - 6}}\,\,g} \right)\) đồng vị \({}_{11}^{24}Na\), biết rằng đồng vị đó phóng xạ \({\beta ^ - }\) với chu kì bán rã T = 15 giờ,
    Giải
    Lượng \({}^{24}Na\) còn lại:
    \(m = {m_0}.{e^{ - \lambda t}},\) với \(\lambda = {{0,693} \over {15}} = 0,0462\) (giờ)-1; t = 1 giờ.
    Phần hạt nhân \({}^{24}Na\) còn lại sau một giờ:
    \({m \over {{m_0}}} = {e^{ - \lambda t}} \approx 0,9548 = 95,48\% \)
    Phần hạt nhân \({}^{24}Na\) bị phân rã sau một giờ: 100% - 95,48% = 4,52%.
    \(1\mu g\) đồng vị \({}^{24}Na\) có: \(N = {{{N_A}m} \over A} = 2,{51.10^{16}}\) nguyên tử
    Mỗi hạt nhân \({}^{24}Na\) bị phân ra phóng ra một hạt \({\beta ^ - }\). Số hạt \({\beta ^ - }\) được giải phóng sau một giờ bằng số hạt nhân \({}^{24}Na\) bị phân rã sau một giờ: \(2,{51.10^{16}}.4,52\% \approx 1,{134.10^{15}}\) hạt.

    Câu 9.16 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Cho phản ứng hạt nhân
    \(\eqalign{
    & {}_5^{10}B + X \to \alpha + {}_4^8Be\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \cr
    & {}_{11}^{23}Na + p \to X + {}_{10}^{20}Ne\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \cr
    & {}_{17}^{37}Cl + X \to n + {}_{18}^{37}{\rm{Ar}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3) \cr} \)
    a) Hãy viết đầy đủ các phản ứng đó. Cho biết tên gọi, số khối và số thứ tự của các hạt X
    b) Trong các phản ứng (2), (3) phản ứng nào thuộc loại tỏa năng lượng ? Phản ứng nào thuộc loại thu năng lượng ? Hãy tìm năng lượng tỏa ra hoăc thu vào của các phản ứng đó (tính ra eV). Cho biết khối lượng hạt nhân:

    \(\eqalign{ & {m_{Na}} = 22,983734\,\,u;\,\,\,\,\,\,\,{m_{{\rm{Ar}}}} = 36,956889\,\,u \cr & {m_{Cl}} = 36,956563\,\,u;\,\,\,\,\,\,\,{m_p} = 1,007276\,\,u \cr & {m_{He}} = 4,001506\,\,u;\,\,\,\,\,\,\,{m_{Ne}} = 19,986950\,\,u;\cr&{m_n} = 1,008670\,\,u \cr} \)
    Giải
    a) Đối với phản ứng (1):
    \({}_5^{10}B + {}_Z^AX \to {}_2^4He + {}_4^8Be\)
    Áp dụng định luật bảo toàn số khổi và bảo toàn điện tích, ta có:
    \(\eqalign{ & 10 + A = 4 + 8 \Rightarrow A = 2 \cr & 5 + Z = 2 + 4 \Rightarrow Z = 1 \cr} \)
    Vậy X là hạt nhân đơteri \({}_1^2D\)
    - Tương tự với phản ứng (2), ta lại có: A = 4; Z = 2
    Vậy X là hạt \(\alpha \), hay hạt nhân \({}_2^4He\)
    - Tương tự với phản ứng (3), ta lại có: A = 1; Z = 1
    Vậy X là hạt prôtôn \({}_1^1H\)
    b) Xét phản ứng (2), ta có:
    \(\eqalign{ {\rm{W}} &= \left[ {{m_{Na}} + {m_p} - {m_{He}} + {m_{Ne}}} \right]{c^2} \cr & = 0,002554u.{c^2} = 0,002554.931\cr& \approx 2,38MeV > 0 \cr} \)
    Đây là phản ứng tỏa năng lượng.
    Xét phản ứng (3), ta có:
    \(\eqalign{ {\rm{W}} &= \left[ {{m_{Cl}} + {m_p} - {m_n} + {m_{Ar}}} \right]{c^2} \cr & = - 0,001720u.{c^2} = - 0,001720.931 \cr&\approx - 1,6MeV < 0 \cr} \)
    Đây là phản ứng thu năng lượng.

    Câu 9.17 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    a) Hãy cho biết thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử pôlôni \({}_{84}^{210}Po.\)
    b) Nguyên tử trên đây có tính phóng xạ. Nó phóng ra một hạt \(\alpha \) và biến đổi thành nguyên tố chì (Pb). Hãy chỉ ra các định luật bảo toàn đơn giản mà các phản ứng hạt nhân phải tuân theo và viết phương trình phản ứng. hãy cho biết cấu tạo của hạt nhân chì.
    c) Những phép đo cho thấy

    \(\eqalign{
    & {m_{Po}} = 209,937303\,\,u;\,\,\,\,\,\,\,{m_{He}} = 4,001506\,\,u \cr
    & {m_{Pb}} = 205,929442\,\,u;\,\,\,\,\,1\,u = 1,{66055.10^{ - 27}}\,\,kg \cr} \)
    Tính năng lượng cực đại tỏa ra bởi phản ứng hạt nhân ở câu b) theo đơn vị J và meV.
    Giải
    a) Hạt nhân pôlôni có Z = 84 prôtôn và N = A – Z = 210 – 84 = 126 nơtron.
    b) Áp dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích cho phân rã phóng xạ ra khỏi pôlôni ta có phương trình phản ứng:
    \({}_{84}^{210}Po \to {}_2^4He + {}_{84}^{206}Pb\)
    c) Độ hụt khối:
    \(\Delta m = {m_{Po}} - \left( {{m_{Pb}} + {m_\alpha }} \right) = 0,006355u\)
    Năng lượng cực đại tỏa ra:
    \({\rm{W}} = \Delta m.{c^2} = 5,92meV \approx 9,{46.10^{ - 13}}J\)

    Câu 9.18 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Một chất phóng xạ rađôn \(\left( {{}^{222}Rn} \right)\) có khối lượng ban đầu \({m_0} = 1\,\,mg.\) Sau 15,2 ngày thì độ phóng xạ của nó giảm 93,75 %. Tính chu kì bán ra T của Rn và độ phóng xạ H của chất phóng xạ còn lại.
    Giải
    Khối lượng rađôn phóng xạ còn lại sau t = 15,2 ngày là:
    \(m = \left( {100 - 93,75} \right).{{{m_0}} \over {100}} = {{6,25{m_0}} \over {100}}\)
    Suy ra: \({m \over {{m_0}}} = {1 \over {16}} \Rightarrow {2^{{t \over T}}} = 16 \Rightarrow {t \over T} = 4\)
    Vậy \(T = {t \over 4} = 3,8\) ngày.
    Số nguyên tử rađôn phóng xạ còn lại sau t = 15,2 ngày là:
    \(N = {m \over A}{N_A}\)
    Độ phóng xạ H của lượng rađôn còn lại là:
    \(H = \lambda N = {{0,693} \over T}.{m \over A}{N_A}\)
    Với \(m = {{6,25} \over {100}}{.10^{ - 3}}g;\,T = 3,8.86400s,\) ta có: \(H \approx 3,{6.10^{11}}Bq\)

    Câu 9.19 trang 55 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao.
    Chất phóng xạ \({}_{84}^{210}Po\) phát ra tia phóng xạ \(\alpha \) và biến đổi thành chì \({}_{82}^{206}Pb\). Biết chu kì bán ra của pôlôni là 138 ngày.
    a) Ban đầu có 1 g chất phóng xạ pôlôni. Hỏi sau bao lâu lượng pôlôni chỉ còn lại 10 mg.
    b) Viết phương trình phân rã của pôlôni. Tính năng lượng tỏa ra (theo đơn vị MeV) khi một hạt nhân pôlôni phân rã. Tính năng lượng tổng cộng tỏa ra khi 10 mg pôlôni phân rã hết. Cho biết:
    \({m_{Po}} = 209,9828\,\,u;\,\,\,\,\,\,\,{m_{Pb}} = 205,9744\,\,u;\)
    \({m_\alpha } = 4,0026{u}\)
    c) Tính động năng và tốc độ của hạt \(\alpha \) và hạt nhân con
    d) Tính độ phóng xạ ban đầu của 1 mg pôlôni và độ phóng xạ của nó sau 17,25 ngày; 34,5 ngày; 69 ngày và 276 ngày.
    e) Biết rằng, ban đầu khối lượng của chất pôlôni là 10 mg và sau 6624 giờ độ phóng xạ của khối chất pôlôni đó bằng \(4,{17.10^{11}}\)Bq. Dựa vào các dữ liệu đó, hãy xác định khối lượng của một hạt \(\alpha \) và số A-vô-ga-đrô, giả định rằng ban đầu chưa biết các số liệu này.

    Giải
    a) Ta có: \({m \over {{m_0}}} = {{{{10.10}^{ - 3}}} \over 1} = {1 \over {{{10}^2}}} = {e^{ - \lambda t}} \Rightarrow \lambda t = 2\ln 10\)
    với \(\lambda = {{0,693} \over T}\), suy ra t = 917 ngày.
    b) Phương trình phân rã:
    \(\eqalign{ & {}_{84}^{210}Po \to {}_2^4He + {}_{84}^{206}Pb \cr & \Delta m = \left[ {209,9828 - \left( {205,9744 + 4,0026} \right)u} \right] \cr&\;\;\;\;\;\;\;\,= 0,0058u \cr} \)
    Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân pôlôni phân rã:
    \({\rm{W}} = \Delta m.{c^2} = 5,4meV\)
    Số hạt nhân pôlôni trong 10mg:
    \(N = {n \over A}{N_A}\approx 2,{873.10^{19}}\) hạt
    Năng lượng tổng cộng tỏa ra khi 10 mg pôlôni phân rã hết:
    \({{\rm{W}}_{tc}} = N.{\rm{W}} \approx {\rm{1,55}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{20}}meV \approx 2,{48.10^7}J\)
    c) Kí hiệu \({W_{{d_1}}},{\vec P_1}\) và \({W_{{d_2}}},{\vec P_2}\) tương ứng là động năng và động lượng của hạt \(\alpha \) và của hạt nhân con (chì), ta có:
    \(\eqalign{ & {{\rm{W}}_{tc}} = {{\rm{W}}_{{d_1}}} + {{\rm{W}}_{{d_2}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \cr & {{\vec P}_1} + {{\vec P}_2} = \vec 0 \Rightarrow {P_1} = {P_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \cr} \)
    Biết \({{\rm{W}}_{\rm{d}}} = {{{p^2}} \over {2m}}\), từ (1) và (2) ta tìm được:
    \(\eqalign{ & {{\rm{W}}_{{{\rm{d}}_1}}} = {{206} \over {206 + 4}}{{\rm{W}}_{tc}} = {{206} \over {210}}{{\rm{W}}_{tc}} \approx 1,{52.10^{20}}V \cr&\;\;\;\;\;\;\;= 2,{43.10^7}J \cr & {{\rm{W}}_{{\rm{d}}2}} = {{\rm{W}}_{tc}} - {{\rm{W}}_{{{\rm{d}}_1}}} = 0,{03.10^{20}}MeV \approx 0,{05.10^7}J \cr} \)
    Tốc độ hạt \(\alpha \) và hạt nhân con:
    \({v_1} = \sqrt {{{2{W_{{d_1}}}} \over {{m_\alpha }}}} \approx 2,{55.10^7}m/s;\,\,{v_2} \approx {5.10^5}m/s\)
    d) Độ phóng xạ ban đầu của 1 mg pôlôni :
    \({H_0} = \lambda {N_0} = {{0,693} \over T}.{m \over A}{N_A}\)
    Với T = 138 ngày = 138.86400 s; A = 210; \(m = 1mg = {10^{ - 3}}g\), ta có:
    \( \Rightarrow {H_0} = 1,{67.10^{11}}Bq\)
    Độ phóng xạ của nó sau thời gian t: \(H = {H_0}{e^{ - \lambda t}} = {{{H_0}} \over {{2^{{t \over T}}}}}\)
    Sau khoảng thời gian \({t_1} = 17,25\) ngày \( = {{138} \over 8} = {T \over 8}\), thì:
    \(H = {{{H_0}} \over {{2^{{1 \over 8}}}}} \approx 1,{53.10^{11}}Bq\)
    Sau khoảng thời gian \({t_2} = 34,5\) ngày \( = {{138} \over 4} = {T \over 4}\), thì:
    \(H = {{{H_0}} \over {{2^{{1 \over 4}}}}} \approx 1,{4.10^{11}}Bq\)
    Sau khoảng thời gian \({t_3} = 69\) ngày \( = {{138} \over 2} = {T \over 2}\), thì:
    \(H = {{{H_0}} \over {{2^{{1 \over 2}}}}} \approx 1,{18.10^{11}}Bq\)
    e) Sau thời gian t = 6624 giờ = 276 ngày = 2T, tức là sau hai chu kì bán rã thì khối lượng của khối chất pôlôni còn lại bằng:
    \(m = {{{m_0}} \over {{2^{{1 \over T}}}}} = {{{m_0}} \over {{2^2}}} = {{10} \over 4} = 2,5mg\)
    Số hạt nhân pôlôni còn lại là N (có trong 2,5 mg) liên hệ với độ phóng xạ H theo hệ thức \(H = \lambda N.\) Suy ra:
    \(N = {H \over \lambda } = {{H.T} \over {0,693}}\)
    \(\,\,\, = {{4,{{17.10}^{11}}.3312.3600} \over {0,693}} = 7,{17.10^{18}}\) hạt nhân
    Từ đó khối lượng của một hạt nhân pôlôni là:
    \({m_{Po}} = {m \over N} = 3,{49.10^{ - 22}}kg\)
    Biết \({{{m_\alpha }} \over {{m_{Po}}}} = {4 \over {210}}\), ta tìm được khối lượng của một hạt \(\alpha \) là:
    \({m_\alpha } = {4 \over {210}}{m_{Po}} = 6,{65.10^{ - 24}}kg\)
    Trong 2,5 mg pôlôni có N hạt nhân. Vì vậy, trong 1 mol pôlôni tức là 210 g pôlôni có số hạt nhân là:
    \({{7,{{17.10}^{18}}.210} \over {2,{{5.10}^{ - 3}}}} \approx 6,{02.10^{23}}\) hạt nhân
    Đó chính là số A-vô-ga-đrô.