Sách bài tập Toán 10 - Hình học 10 nâng cao - Chương II - Bài 1. Giá trị lượng giác của một góc bất kì (Từ 0 độ đến 180 độ)

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 38 SBT Hình học 10 Nâng cao.
    Cho biểu thức \(P = \dfrac{{3\cos a + 4\sin a}}{{\cos a + \sin a}}.\)
    a) Với góc \(a\) nào thì biểu thức không xác định ?
    b) Tìm giá trị của \(P\) biết \(\tan a = - 2\).
    Giải
    a) Biểu thức không xác định khi \({\cos a + \sin a}=0\) hay \(a=135^0\).
    b) Chia cả tử và mẫu của biểu thức cho \(\cos a \ne 0\), ta tính được \(P=5.\)

    Bài 2 trang 38 SBT Hình học 10 Nâng cao.
    Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
    a) \(\cos {0^0} + \cos {20^0} + \cos {40^0} + \cos {60^0}\)
    \(+ \ldots + \cos {140^0} + \cos {160^0} + \cos {180^0}\)
    b)
    \(\tan {5^0}\tan {10^0}\tan {15^0} \ldots \tan {80^0}\tan {85^0}\)
    Giải
    a) Lưu ý
    \(\cos {0^0} + \cos {180^0} \)
    \(= \cos {20^0} + \cos {160^0} \)
    \(= \ldots = \cos {80^0} + \cos {100^0} = 0\)
    Ta có
    \(\cos {0^0} + \cos {20^0} + \cos {40^0} + \cos {60^0}\)
    \(+ \ldots + \cos {140^0} + \cos {160^0} + \cos {180^0}\)
    \(= 0.\)
    b) Lưu ý \(\tan {5^0}.\tan {85^0} = \tan {10^0}.\tan {80^0}\)
    \(= \ldots = \tan {45^0}.\tan {45^0} = 1.\)
    Ta có \(\tan {5^0}\tan {10^0}\tan {15^0}\)
    \(\ldots \tan {80^0}\tan {85^0} = 1.\)

    Bài 3 trang 38 SBT Hình học 10 Nâng cao.
    a) Chứng minh rằng \({\sin ^2}x + {\cos ^2}x = 1\,\,({0^0} \le x \le {180^0}).\)
    b) Tìm \(\sin x\) khi \(\cos x = - \dfrac{1}{3}.\)
    c) Tìm \(\cos x\) khi \(\sin x=0,3.\)
    c) Tìm \(\cos x\) và \(\sin x\) khi \(\sin x - \cos x = \dfrac{2}{3}.\)
    Giải
    (h.26).
    01.jpg
    a) \(\sin x = \overline {OQ}, \cos x = \overline {OP},\)
    \({\sin ^2}x + {\cos ^2}x = O{Q^2} + O{P^2} = 1.\)
    b) \(\sin x = \sqrt {1 - {{\cos }^2}x} = \dfrac{{2\sqrt 2 }}{3}.\)
    c) \(\cos x = \pm \sqrt {1 - {{\sin }^2}x} = \pm \sqrt {0,91} .\)
    d) Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}\sin x - \cos x = \dfrac{2}{3}\\{\sin ^2}x + {\cos ^2}x = 1\end{array} \right.\)
    Ta có \(\sin x = \dfrac{{\sqrt {14} + 2}}{6}, \cos x = \dfrac{{\sqrt {14} - 2}}{6}.\)

    Bài 4 trang 39 SBT Hình học 10 Nâng cao.
    a) Chứng minh rằng với mọi góc a khác \(90^0\), ta có \(1 + {\tan ^2}a = \dfrac{1}{{{{\cos }^2}a}}.\)
    b) Cho \(\tan x=-5\), hãy tìm các giá trị lượng giác còn lại của góc \(x\).
    Giải
    a) \(1 + {\tan ^2}a = 1 + \dfrac{{{{\sin }^2}a}}{{{{\cos }^2}a}} \)
    \(= \dfrac{{{{\cos }^2}a + {{\sin }^2}a}}{{{{\cos }^2}a}} = \dfrac{1}{{{{\cos }^2}a}}.\)
    b) Áp dụng \(\tan x.\cot x = 1\) để tính \(\cot x\).
    Áp dụng câu a), ta có \(\dfrac{1}{{{{\cos }^2}x}} = 1 + {( - 5)^2}\)
    \(\Rightarrow \,\,{\cos ^2}x = \dfrac{1}{{26}}.\)
    Vì \(\tan x <0\) nên \(\cos x<0,\) suy ra \(\cos x = - \dfrac{1}{{\sqrt {26} }}\).
    Từ \(\sin x=\cos x.\tan x\), ta tính được:
    \(\cot x = - \dfrac{1}{5}\,;\,\,\sin x = \dfrac{5}{{\sqrt {26} }}\).

    Bài 5 trang 39 SBT Hình học 10 Nâng cao.
    a) Chứng minh rằng \(1 + {\cot ^2}a = \dfrac{1}{{{{\sin }^2}a}}\) với \(a \ne {0^0}\) và \(a \ne {180^0}\).
    b) Cho \(\cot b=3\), hãy tìm các giá trị lượng giác còn lại của góc \(b\).
    Giải
    a) \(1 + {\cot ^2}a = 1 + \dfrac{{{{\cos }^2}a}}{{{{\sin }^2}a}} \)
    \(= \dfrac{{{{\sin }^2}a + {{\cos }^2}a}}{{{{\sin }^2}a}} = \dfrac{1}{{{{\sin }^2}a}}.\)
    b) Ta có \(\tan b = \dfrac{1}{3}; \sin b = \dfrac{1}{{\sqrt {10} }};\) \(\cos b = \dfrac{3}{{\sqrt {10} }}.\)

    Bài 6 trang 39 SBT Hình học 10 Nâng cao.
    Cho biết \(\sin {15^0} = \dfrac{{\sqrt 6 - \sqrt 2 }}{4}.\)
    a) Tính \(\tan15^0\).
    b) Chứng minh \(2\sin 15^0\cos 15^0=\sin 30^0\).
    Giải
    a)
    \({\cos ^2}{15^0} = 1 - {\left( {\dfrac{{\sqrt 6 - \sqrt 2 }}{4}} \right)^2}\)
    \(= \dfrac{{8 + 2\sqrt {12} }}{{16}}\)
    \(= \dfrac{{{{(\sqrt 6 )}^2} + 2\sqrt 6 \sqrt 2 + {{(\sqrt 2 )}^2}}}{{16}}\)
    \(= \dfrac{{{{(\sqrt 6 + \sqrt 2 )}^2}}}{{16}}.\)
    Do \(15^0<90^0\) nên \(\cos 15^0>0\), suy ra \(\cos {15^0} = \dfrac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{4}.\)
    \(\tan {15^0} = \dfrac{{\sin {{15}^0}}}{{\cos {{15}^0}}}\)
    \(= \dfrac{{\sqrt 6 - \sqrt 2 }}{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}\)
    \(= \dfrac{{{{(\sqrt 6 - \sqrt 2 )}^2}}}{{6 - 2}} = 2 - \sqrt 3 .\)
    b)
    \(2\sin {15^0}\cos {15^0} \)
    \(= 2.\dfrac{{\sqrt 6 - \sqrt 2 }}{4}.\dfrac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{{42}} \)
    \(= \dfrac{1}{2} = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in3}}{0^0}\).

    Bài 7 trang 39 SBT Hình học 10 Nâng cao.
    Biết \(\sin x+\cos x=m.\)
    a) Tìm \(\sin x.\cos x.\)
    b) Tìm \(\sin^4x+\cos^4x.\)
    c) Tìm \(\sin^6x+\cos^6 x.\)
    d) Chứng minh rằng \( - \sqrt 2 \le m \le \sqrt 2 \)
    Giải
    a) Bình phương hai vế và áp dụng bài 3a) ta có \(\sin x\cos x = \dfrac{{{m^2} - 1}}{2}\).
    b) Ta có
    \(\begin{array}{l}{\sin ^4}x + {\cos ^4}x = {({\sin ^2}x)^2} + {({\cos ^2}x)^2}\\ = {({\sin ^2}x + {\cos ^2}x)^2} - 2{\sin ^2}x.{\cos ^2}x\\= 1 - \dfrac{{{{({m^2} - 1)}^2}}}{2} = \dfrac{{1 + 2{m^2} - {m^4}}}{2}.\end{array}\)
    c) Viết lại
    \({\sin ^6}x + {\cos ^6}x = {({\sin ^2}x)^3} + {({\cos ^2}x)^3}\) rồi sử dụng hằng đẳng thức \({a^3} + {b^3} = {(a + b)^3} - 3ab(a + b).\)
    Ta có
    \({\sin ^6}x + {\cos ^6}x = {({\sin ^2}x)^3} + {({\cos ^2}x)^3}\)
    \(= \dfrac{{ - 3{m^4} + 6{m^2} + 1}}{4}.\)
    d) Từ giả thiết suy ra \(\sin x=m-\cos x.\) Lại có \({\sin ^2}x + {\cos ^2}x = 1\). Từ đó dẫn đến \(\cos x\) là nghiệm của phương trình \(2{t^2} - 2mt + {m^2} - 1 = 0\) nên \(\Delta ' \ge 0\), từ đó suy ra \({m^2} \le 2\) hay \( - \sqrt 2 \le m \le \sqrt 2 \).

    Bài 8 trang 39 SBT Hình học 10 Nâng cao.
    Biết \(\tan a + \cot a = k.\)
    a) Tìm \(\tan^2a + \cot^2a.\)
    b) Tìm \(\tan^4a + \cot^4a.\)
    c) Tìm \(\tan^6a + \cot^6a.\)
    d) Chứng minh : \(|k|\,\, \ge 2\).
    Giải
    a) \({\tan ^2}a + {\cot ^2}a\)
    \(= {(\tan a + \cot a)^2} - 2\tan a\cot a = {k^2} - 2\)
    b)
    \({\tan ^4}a + {\cot ^4}a \)
    \(= {({\tan ^2}a + {\cot ^2}a)^2} - 2{\tan ^2}a.{\cot ^2}a\)
    \(= {({k^2} - 2)^2} - 2 = {k^4} - 4{k^2} + 2.\)
    c) Ta có
    \(\begin{array}{l}{\tan ^6}a + {\cot ^6}a \\= {({\tan ^2}a + {\cot ^2}a)^3} - 3{\tan ^2}a.{\cot ^2}a({\tan ^2}a + {\cot ^2}a)\\= {({k^2} - 2)^3} - 3({k^2} - 2)\\= ({k^2} - 2)({k^4} - 4{k^2} + 1).\end{array}\)
    d) Thay \(\cot a = \dfrac{1}{{\tan a}}\) dẫn đến \({\tan ^2}a - k\tan a + 1 = 0\). Vậy \(\tan a\) là nghiệm của phương trình \({x^2} - kx + 1 = 0\) nên \(\Delta = {k^2} - 4 \ge 0\) hay \(|k| \ge 2\).