Sách bài tập Toán 11 - Đại số và Giải tích 11 cơ bản - Chương IV - Bài 2. Giới hạn của hàm số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 2.1 trang 163 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    Dùngđịnh nghĩa tìm các giới hạn
    a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 5} {{x + 3} \over {x - 3}}\) ;
    b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{{x^3} + 1} \over {{x^2} + 1}}\)
    Giải:
    a) - 4 ;
    b) + ∞

    Bài 2.3 trang 163 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    a) Chứng minh rằng hàm số \(y = \sin x\) không có giới hạn khi \(x \to + \infty \)
    b) Giải thích bằng đồ thị kết luận ở câu a).
    Giải :
    a) Xét hai dãy số \(\left( {{a_n}} \right)\) với \({a_n} = 2n\pi \) và \(\left( {{b_n}} \right)\) với \(\left( {{b_n}} \right) = {\pi \over 2} + 2n\pi {\rm{ }}\left( {n \in N*} \right)\)
    Ta có, \(\lim {a_n} = \lim 2n\pi = + \infty \) ;
    \(\lim {b_n} = \lim \left( {{\pi \over 2} + 2n\pi } \right)\)
    \(= \lim n\left( {{\pi \over {2n}} + 2\pi } \right) = + \infty \)
    \(\lim \sin {a_n} = \lim \sin 2n\pi = \lim 0 = 0\)
    \(\lim \sin {b_n} = \lim \sin \left( {{\pi \over 2} + 2n\pi } \right) = \lim 1 = 1\)
    Như vậy, \({a_n} \to + \infty ,{\rm{ }}{b_n} \to + \infty \) nhưng \(\lim \sin {a_n} \ne \lim \sin {b_n}\). Do đó, theo định nghĩa, hàm số \(y = \sin x\) không có giới hạn khi \(x \to + \infty \)

    Bài 2.4 trang 163 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    Cho hai hàm số \(y = f\left( x \right)\) và \(y = g\left( x \right)\) cùng xác định trên khoảng \(\left( { - \infty ,a} \right)\). Dùng định nghĩa chứng minh rằng, nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = L\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } g\left( x \right) = M\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right).g\left( x \right) = L.M\)
    Giải :
    Giả sử \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số bất kì thoả mãn \({x_n} < a\) và \({x_n} \to - \infty \)
    Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = L\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } f\left( {{x_n}} \right) = L\)
    Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } g\left( x \right) = M\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } g\left( {{x_n}} \right) = M\)
    Do đó, \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } f\left( {{x_n}} \right).g\left( {{x_n}} \right) = L.M\)
    Từ định nghĩa suy ra \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right).g\left( x \right) = L.M\)

    Bài 2.5 trang 163 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    Tìm giới hạn của các hàm số sau :
    a) \(f\left( x \right) = {{{x^2} - 2x - 3} \over {x - 1}}\) khi \(x \to 3\) ;
    b) \(h\left( x \right) = {{2{x^3} + 15} \over {{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}\) khi \(x \to - 2\) ;
    c) \(k\left( x \right) = \sqrt {4{x^2} - x + 1} \) khi \(x \to - \infty \) ;
    d) \(f\left( x \right) = {x^3} + {x^2} + 1\) khi \(x \to - \infty \) ;
    e) \(h\left( x \right) = {{x - 15} \over {x + 2}}\) khi \(x \to - {2^ + }\) và khi \(x \to - {2^ - }\)
    Giải :
    a) 0 ; b) \( - \infty \) ;
    c)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \sqrt {4{x^2} - x + 1} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left| x \right|\sqrt {4 - {1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( { - x\sqrt {4 - {1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} } \right) = + \infty \cr} \)
    d) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {{x^3} + {x^2} + 1} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {x^3}\left( {1 + {1 \over x} + {1 \over {{x^3}}}} \right) = - \infty \)
    e) \( - \infty \) và \( + \infty \)

    Bài 2.6 trang 163 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    Tính các giới hạn sau :
    a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} {{x + 3} \over {{x^2} + 2x - 3}}\) ; b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {{{{\left( {1 + x} \right)}^3} - 1} \over x}\) ;
    c) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{x - 1} \over {{x^2} - 1}}\) ; d) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 5} {{x - 5} \over {\sqrt x - \sqrt 5 }}\) ;
    e) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } = {{x - 5} \over {\sqrt x + \sqrt 5 }}\) ; f) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 2} {{\sqrt {{x^2} + 5} - 3} \over {x + 2}}\) ;
    g) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} {{\sqrt x - 1} \over {\sqrt {x + 3} - 2}}\) ; h) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{1 - 2x + 3{x^3}} \over {{x^3} - 9}}\) ;
    i) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {1 \over {{x^2}}}\left( {{1 \over {{x^2} + 1}} - 1} \right)\) ; j) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{\left( {{x^2} - 1} \right){{\left( {1 - 2x} \right)}^5}} \over {{x^7} + x + 3}}\) ;
    Giải:
    a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} {{x + 3} \over {{x^2} + 2x - 3}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} {{x + 3} \over {\left( {x - 1} \right)\left( {x + 3} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} {1 \over {x - 1}} = {{ - 1} \over 4}\)
    b)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {{{{\left( {1 + x} \right)}^3} - 1} \over x} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {{\left( {1 + x - 1} \right)\left[ {{{\left( {1 + x} \right)}^2} + \left( {1 + x} \right) + 1} \right]} \over x} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {{x\left[ {{{\left( {1 + x} \right)}^2} + \left( {1 + x} \right) + 1} \right]} \over x} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left[ {{{\left( {1 + x} \right)}^2} + \left( {1 + x} \right) + 1} \right] = 3 \cr} \)
    c) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{x - 1} \over {{x^2} - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{{1 \over x} - {1 \over {{x^2}}}} \over {1 - {1 \over {{x^2}}}}} = 0\)
    d) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 5} {{x - 5} \over {\sqrt x - \sqrt 5 }}\)
    \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to 5} {{\left( {\sqrt x - \sqrt 5 } \right)\left( {\sqrt x + \sqrt 5 } \right)} \over {\sqrt x - \sqrt 5 }}\)
    \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to 5} \left( {\sqrt x + \sqrt 5 } \right) = 2\sqrt 5 \)
    e)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{x - 5} \over {\sqrt x + \sqrt 5 }} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{1 - {5 \over x}} \over {{1 \over {\sqrt x }} + {{\sqrt 5 } \over x}}} = + \infty \cr} \)
    (Vì \({1 \over {\sqrt x }} + {{\sqrt 5 } \over x} > 0\) với mọi \(x > 0\) ).
    f)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to - 2} {{\sqrt {{x^2} + 5} - 3} \over {x + 2}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 2} {{{x^2} + 5 - 9} \over {\left( {x + 2} \right)\left( {\sqrt {{x^2} + 5} + 3} \right)}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 2} {{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)} \over {\left( {x + 2} \right)\left( {\sqrt {{x^2} + 5} + 3} \right)}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 2} {{x - 2} \over {\sqrt {{x^2} + 5} + 3}} = {{ - 2} \over 3} \cr} \)
    g)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} {{\sqrt x - 1} \over {\sqrt {x + 3} - 2}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} {{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt {x + 3} + 2} \right)} \over {x + 3 - 4}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} {{\left( {\sqrt {x - 1} } \right)\left( {\sqrt {x + 3} + 2} \right)} \over {x - 1}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} {{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt {x + 3} + 2} \right)} \over {\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} {{\sqrt {x + 3} + 2} \over {\sqrt x + 1}} = 2 \cr} \)
    h) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{1 - 2x + 3{x^3}} \over {{x^3} - 9}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{{1 \over {{x^3}}} - {2 \over {{x^2}}} + 3} \over {1 - {9 \over {{x^3}}}}} = 3\)
    i)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {1 \over {{x^2}}}\left( {{1 \over {{x^2} + 1}} - 1} \right) \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {1 \over {{x^2}}}.\left( {{{ - {x^2}} \over {{x^2} + 1}}} \right) \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {{ - 1} \over {{x^2} + 1}} = - 1 \cr} \)
    j)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{\left( {{x^2} - 1} \right){{\left( {1 - 2x} \right)}^5}} \over {{x^7} + x + 3}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{{x^2}\left( {1 - {1 \over {{x^2}}}} \right).{x^5}{{\left( {{1 \over x} - 2} \right)}^5}} \over {{x^7} + x + 3}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{\left( {1 - {1 \over {{x^2}}}} \right){{\left( {{1 \over x} - 2} \right)}^5}} \over {1 + {1 \over {{x^6}}} + {3 \over {{x^7}}}}} \cr
    & = {\left( { - 2} \right)^5} = - 32 \cr}\)

    Bài 2.7 trang 164 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    Tính giới hạn của các hàm số sau khi \(x \to + \infty \) và khi \(x \to - \infty \)
    a) \(f\left( x \right) = {{\sqrt {{x^2} - 3x} } \over {x + 2}}\) ;
    b) \(f\left( x \right) = x + \sqrt {{x^2} - x + 1}\) ;
    c) \(f\left( x \right) = \sqrt {{x^2} - x} - \sqrt {{x^2} + 1} \) .
    Giải:
    a) Khi \(x \to + \infty \)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{\sqrt {{x^2} - 3x} } \over {x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{\left| x \right|\sqrt {1 - {3 \over x}} } \over {x + 2}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{x\sqrt {1 - {3 \over x}} } \over {x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{\sqrt {1 - {3 \over x}} } \over {1 + {2 \over x}}} = 1 \cr} \)
    Khi \(x \to - \infty \)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{\sqrt {{x^2} - 3x} } \over {x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{\left| x \right|\sqrt {1 - {3 \over x}} } \over {x + 2}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{ - x\sqrt {1 - {3 \over x}} } \over {x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{ - \sqrt {1 - {3 \over x}} } \over {1 + {2 \over x}}} = - 1 \cr}\) ;
    b) Khi \(x \to + \infty \)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {x + \sqrt {{x^2} - x + 1} } \right) \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {x + x\sqrt {1 - {1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} } \right) \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } x\left( {1 + \sqrt {1 - {1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} } \right) = + \infty \cr} \)
    Khi \(x \to - \infty \)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {x + \sqrt {{x^2} - x + 1} } \right) \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{{x^2} - \left( {{x^2} - 1 + 1} \right)} \over {x - \sqrt {{x^2} - x + 1} }} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{x - 1} \over {x - \sqrt {{x^2} - x + 1} }} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{x - 1} \over {x - \left| x \right|\sqrt {1 - {1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} }} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{x - 1} \over {x + x\sqrt {1 - {1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} }} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{1 - {1 \over x}} \over {1 + \sqrt {1 - {1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} }} = {1 \over 2} \cr} \)
    c) Khi \(x \to + \infty \)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {\sqrt {{x^2} - x} - \sqrt {{x^2} + 1} } \right) \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{\left( {{x^2} - x} \right) - \left( {{x^2} + 1} \right)} \over {\sqrt {{x^2} - x} + \sqrt {{x^2} + 1} }} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{ - x - 1} \over {x\sqrt {1 - {1 \over x}} + x\sqrt {1 + {1 \over {{x^2}}}} }} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{ - 1 - {1 \over x}} \over {\sqrt {1 - {1 \over x}} + \sqrt {1 + {1 \over {{x^2}}}} }} = {{ - 1} \over 2}; \cr} \)
    Khi \(x \to - \infty \)
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {\sqrt {{x^2} - x} - \sqrt {{x^2} + 1} } \right) \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{\left( {{x^2} - x} \right) - \left( {{x^2} + 1} \right)} \over {\sqrt {{x^2} - x} + \sqrt {{x^2} + 1} }} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{ - x - 1} \over { - x\sqrt {1 - {1 \over x}} - x\sqrt {1 + {1 \over {{x^2}}}} }} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{ - 1 - {1 \over x}} \over { - \sqrt {1 - {1 \over x}} - \sqrt {1 + {1 \over {{x^2}}}} }} = {1 \over 2} \cr}\)

    Bài 2.8 trang 164 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    Cho hàm số \(f\left( x \right) = {{2{x^2} - 15x + 12} \over {{x^2} - 5x + 4}}\) có đồ thị như hình 4
    01.jpg
    a) Dựa vào đồ thị, dự đoán giới hạn của hàm \(f\left( x \right)\) số khi \(x \to {1^ + }{\rm{ }};{\rm{ }}x \to {1^ - }{\rm{ }};{\rm{ }}x \to {4^ + }{\rm{ }};{\rm{ }}x \to {4^ - }{\rm{ }};{\rm{ }}x \to + \infty {\rm{ }};{\rm{ }}x \to - \infty \)
    b) Chứng minh dự đoán trên.
    Giải:
    a) Dự đoán :
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = + \infty {\rm{ ; }}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f\left( x \right) = - \infty {\rm{ ; }}\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ + }} f\left( x \right) = - \infty {\rm{ ;}} \cr
    & {\rm{ }}\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ - }} f\left( x \right) = + \infty {\rm{ ;}}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = 2{\rm{ ; }}\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = 2. \cr} \)
    b) Ta có
    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {2{x^2} - 15x + 12} \right) = - 1 < 0,{\rm{ }}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {{x^2} - 5x + 4} \right) = 0\)
    và \({x^2} - 5x + 4 < 0\) với mọi \(x \in \left( {1;4} \right)\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} {{2{x^2} - 15x + 12} \over {{x^2} - 5x + 4}} = + \infty \)

    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \left( {2{x^2} - 15x + 12} \right) = - 1 < 0, \cr
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \left( {{x^2} - 5x + 4} \right) = 0 \cr} \)
    và \({x^2} - 5x + 4 > 0\) với mọi x < 1 nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} {{2{x^2} - 15x + 12} \over {{x^2} - 5x + 4}} = - \infty \)

    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ + }} \left( {2{x^2} - 15x + 12} \right) = - 16 < 0, \cr
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ + }} \left( {{x^2} - 5x + 4} \right) = 0 \cr} \)
    và \({x^2} - 5x + 4 > 0\) với mọi x > 4 nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ + }} {{2{x^2} - 15x + 12} \over {{x^2} - 5x + 4}} = - \infty \)

    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ - }} \left( {2{x^2} - 15x + 12} \right) = - 16 < 0, \cr
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ - }} \left( {{x^2} - 5x + 4} \right) = 0 \cr} \)
    và \({x^2} - 5x + 4 < 0\) với mọi \(x \in \left( {1;4} \right)\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ - }} {{2{x^2} - 15x + 12} \over {{x^2} - 5x + 4}} = + \infty\) ;
    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{2{x^2} - 15x + 12} \over {{x^2} - 5x + 4}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{2 - {{15} \over x} + {{12} \over {{x^2}}}} \over {1 - {5 \over x} + {4 \over {{x^2}}}}} = 2\)
    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{2{x^2} - 15x + 12} \over {{x^2} - 5x + 4}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{2 - {{15} \over x} + {{12} \over {{x^2}}}} \over {1 - {5 \over x} + {4 \over {{x^2}}}}} = 2\)

    Bài 2.9 trang 164 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    Cho hàm số
    \(f\left( x \right) = \left\{ \matrix{
    {1 \over {x - 1}} - {3 \over {{x^3} - 1}}{\rm{ , nếu\,\, }}x > 1 \hfill \cr
    mx + 2{\rm{ }},\,{\rm{ nếu }}\,,x \le 1 \hfill \cr} \right.\)
    Với giá trị nào của tham số m thì hàm số f(x) có giới hạn khi \(x \to 1\) ? Tìm giới hạn này.
    Giải:
    \(\eqalign{
    & \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {{1 \over {x - 1}} - {3 \over {{x^3} - 1}}} \right) \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} {{{x^2} + x - 2} \over {\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} {{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 2} \right)} \over {\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}} \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} {{x + 2} \over {{x^2} + x + 1}} = 1 \cr} \)
    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \left( {mx + 2} \right) = m + 2\)
    \(f\left( x \right)\) có giới hạn khi \(x \to 1 \Leftrightarrow m + 2 = 1 \Leftrightarrow m = - 1\). Khi đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = 1\)

    Bài 2.10 trang 164 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    Cho khoảng \(K,{x_0} \in K\) và hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên \(K\backslash \left\{ {{x_0}} \right\}\)
    Chứng minh rằng nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = + \infty \) thì luôn tồn tại ít nhất một số c thuộc \(K\backslash \left\{ {{x_0}} \right\}\) sao cho \(f\left( c \right) > 0\)
    Giải:
    Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = + \infty \) nên với dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) bất kì, \({x_n} \in K\backslash \left\{ {{x_0}} \right\}\) và \({x_n} \to {x_0}\) ta luôn có \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } f\left( {{x_n}} \right) = + \infty \)
    Từ định nghĩa suy ra \(f\left( {{x_n}} \right)\) có thể lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
    Nếu số dương này là 1 thì \(f\left( {{x_n}} \right) > 1\) kể từ một số hạng nàođó trởđi.
    Nói cách khác, luôn tồn tạiít nhất một số \({x_k} \in K\backslash \left\{ {{x_o}} \right\}\) sao cho \(f\left( {{x_k}} \right) > 1\).
    Đặt \(c = {x_k}\) ta có \(f\left( c \right) > 0\)

    Bài 2.11 trang 165 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11.
    Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xácđịnh trên khoảng \(\left( {a; + \infty } \right)\)
    Chứng minh rằng nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = - \infty \) thì luôn tồn tại ít nhất một sốc thuộc \(\left( {a; + \infty } \right)\) sao cho \(f\left( c \right) < 0\)
    Giải:
    Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = - \infty \) nên với dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) bất kì, \({x_n} > a\) và \({x_n} \to + \infty \) ta luôn có \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } f\left( x \right) = - \infty \)
    Do đó \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left[ { - f\left( {{x_n}} \right)} \right] = + \infty \)
    Theo định nghĩa suy ra \( - f\left( {{x_n}} \right)\) có thể lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
    Nếu số dương này là 2 thì \( - f\left( {{x_n}} \right) > 2\) kể từ một số hạng nàođó trởđi.
    Nói cách khác, luôn tồn tại ít nhất một số \({x_k} \in \left( {a; + \infty } \right)\) sao cho \( - f\left( {{x_k}} \right) > 2\) hay \(f\left( {{x_k}} \right) < - 2 < 0\)
    Đặt \(c = {x_k}\) ta có \(f\left( c \right) < 0\)