Sách bài tập Toán 11 - Đại số và Giải tích 11 nâng cao - Chương I - Bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1.22 trang 10 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng cao.
    Tìm tập xác định của hàm số \(y = {{3\sin 2x + cosx} \over {\cos \left( {4x + {{2\pi } \over 5}} \right) + \cos \left( {3x - {\pi \over 4}} \right)}}\)
    Giải
    Tập xác định \(R\backslash \left( {\left\{ {{{17\pi } \over {140}} + k{{2\pi } \over 7}} \right\}|k \in Z \cup \left\{ {{{7\pi } \over {20}} + k2\pi |k \in Z} \right\}} \right)\)
    Ta có: \(\cos \left( {4x + {{2\pi } \over 5}} \right) + \cos \left( {3x - {\pi \over 4}} \right) = 0 \)
    \(\Leftrightarrow 2\cos \left( {{{7x} \over 2} + {{3\pi } \over {40}}} \right)\cos \left( {{x \over 2} + {{13\pi } \over {40}}} \right) = 0\)
    +) \(\cos \left( {{{7x} \over 2} + {{3\pi } \over {40}}} \right) = 0\)
    \(\Leftrightarrow {{7x} \over 2} + {{3\pi } \over {40}} = {\pi \over 2} + k\pi \Leftrightarrow x = {{17\pi } \over {140}} + k{{2\pi } \over 7}\)
    +) \(\cos \left( {{x \over 2} + {{13\pi } \over {40}}} \right) = 0 \)
    \(\Leftrightarrow {x \over 2} + {{13\pi } \over {40}} = {\pi \over 2} + k\pi \Leftrightarrow x = {{7\pi } \over {20}} + k2\pi \)
    Vậy điều kiện xác định của hàm số đã cho là \(\cos \left( {4x + {{2\pi } \over 5}} \right) + \cos \left( {3x - {\pi \over 4}} \right) \ne 0\) tức là
    \(x \ne {{17\pi } \over {140}} + k{{2\pi } \over 7}\left( {k \in Z} \right)\) và \(x \ne {{7\pi } \over {20}} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

    Câu 1.23 trang 10 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng cao.
    Tính giá trị gần đúng (chính xác đến hàng phần trăm) nghiệm của các phương trình sau trong khoảng đã cho:
    a)
    \(\sin \left( {2x + {\pi \over 6}} \right) = {2 \over 5}\) trong khoảng \(\left( { - {\pi \over 3};{\pi \over 6}} \right)\)
    b) \(\cos {x \over 2} = {{\sqrt 2 } \over 3}\) trong khoảng \(\left( {2\pi ;4\pi } \right)\)
    c) \(\tan {{3x - \pi } \over 5} = - 3\) với \( - {\pi \over 2} < x < {{7\pi } \over 6}\)
    Giải
    a) Nếu đặt \(y = 2x + {\pi \over 6}\) thì \( - {\pi \over 3} < x < {\pi \over 6} \Leftrightarrow - {\pi \over 2} < y < {\pi \over 2}\) và ta có phương trình (với ẩn y) \(\sin y = {2 \over 5}.\) Ta biết rằng với điều kiện \( - {\pi \over 2} < y < {\pi \over 2},\) phương trình này có một nghiệm suy nhất là \(y = \arcsin {2 \over 5}.\) Vậy với điều kiện \( - {\pi \over 3} < x < {\pi \over 6},\) phương trình đã cho tương đương với phương trình \(2x + {\pi \over 6} = \arcsin {2 \over 5},\) và do đó nó cũng có một nghiệm duy nhất là \(x = {1 \over 2}\left( {\arcsin {2 \over 5} - {\pi \over 6}} \right)\)
    Lấy giá trị gần đúng \(\arcsin {2 \over 5} \approx 0,412\) và \({\pi \over 6} \approx 0,524,\) ta được \(x \approx - 0,06.\)
    (Chú ý: Muốn tính gần đúng kết quả cuối cùng chính xác đến hàng phần trăm thì trong kết quả trung gian phải tính chính xác đến hàng phần nghìn).
    b) Nếu đặt \(y = {x \over 2}\) thì \(2\pi < x < 4\pi \Leftrightarrow \pi < y < 2\pi \) và ta có phương trình \(\cos y = {{\sqrt 2 } \over 3}.\) Do \(0 < {{\sqrt 2 } \over 3} < 1\) nên phương trình \(\cos y = {{\sqrt 2 } \over 3}\) có duy nhất một nghiệm \(y = \alpha \) thuộc khoảng \(\left( {\pi ;2\pi } \right)\) (có thể thấy rõ điều này trên đường tròn lượng giác). Vậy trong khoảng \(\left( {2\pi ;4\pi } \right),\) phương trình đã cho tương đương với phương trình \({x \over 2} = \alpha ,\) và do đó có một nghiệm duy nhất \(x = 2\alpha .\) Để tính giá trị gần đúng của \(\alpha ,\) ta làm như sau:
    Dùng bảng số hoặc máy tính bỏ túi, ta tìm được số \(\beta \) thỏa mãn \(0 < \beta < \pi \) và \(\cos \beta = {{\sqrt 2 } \over 3}\). (cụ thể là \(\beta = \arccos {{\sqrt 2 } \over 3} \approx 1,080\)). Khi đó, dễ thấy \(2\pi - \beta \) thỏa mãn \(\pi < 2\pi - \beta < 2\pi \) và \(\cos \left( {\pi - \beta } \right) = \cos \beta = {{\sqrt 2 } \over 3},\) nghĩa là \(\alpha = 2\pi - \beta .\) Vì \(\beta \approx 1,080\) nên giá trị gần đúng nghiệm của phương trình đã cho là \(x = 2\alpha \approx 10,41.\)
    c) Đặt \(y = {{3x - \pi } \over 5}.\) Khi đó \( - {\pi \over 2} < y < {\pi \over 2}\) và phương trình đã cho có dạng \(\tan y = - 3.\) Với điều kiện \( - {\pi \over 2} < y < {\pi \over 2}\), phương trình này có một nghiệm duy nhất \(y = \arctan \left( { - 3} \right).\) Vì vậy \({{3x - \pi } \over 5} = \arctan \left( { - 3} \right) \Leftrightarrow x = {1 \over 3}\left( {5\arctan \left( { - 3} \right) + \pi } \right)\) nên \(x = {1 \over 3}\left( {5\arctan \left( { - 3} \right) + \pi } \right)\) cũng là nghiệm duy nhất của phương trình đã cho thỏa mãn điều kiện \( - {\pi \over 2} < y < {{7\pi } \over 6}\)
    Lấy giá trị gần đúng \(\arctan \left( { - 3} \right) \approx - 1,249\) , ta được \(x \approx - 1,03\)

    Câu 1.24 trang 11 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng cao.
    Biểu diễn nghiệm của mỗi phương trình sau trên đường tròn lượng giác:
    a)
    \(\cos 2x = \cos x\)
    b)
    \(\sin \left( {{\pi \over 4} + x} \right) = \sin \left( {2x - {\pi \over 4}} \right)\)
    Giải
    a) Nghiệm là \(x = {{k2\pi } \over 3},\) chúng được biểu diễn bởi ba điểm A, D, E trên hình 1.17.
    b) Nghiệm là
    \(x = {\pi \over 2} + k2\pi \)\(x = {\pi \over 3} + {{k2\pi } \over 3},\) chúng được biểu diễn bởi bốn điểm B, C, A’, C’ trên hình 1.18.
    01.png