Sách bài tập Toán 11 - Hình học 11 nâng cao - Chương I - Bài tập trắc nghiệm chương I - Phép dời hình và phép đồng dạng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Trang 17 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho đường thẳng a cắt hai đường thẳng song song b và b’. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng a thành chính nó và biến đường thẳng b thành đường thẳng b’?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: B

    2.
    Trang 17 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho hình bình hành ABCD. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng AB thành đường thẳng CD và biến đường thẳng AD thành đường thẳng BC?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: B

    3.
    Trang 17 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đồ thị hàm số y = sinx thành chính nó?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: D

    4.
    Trang 17 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau và góc giữa chúng bằng \(60^0\). Có bao nhiêu phép đối xứng trục biến a thành a và biến b thành b?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: A

    5.
    Trang 17 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho hai đường thẳng vuông góc với a và b. Có bao nhiêu phép đối xứng trục biến a thành a và biến b thành b?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: C

    6. Trang 17 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Đồ thị của hàm số y = cosx có bao nhiêu trục đối xứng?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: D

    7.
    Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
    (A) Tam giác có trục đối xứng;
    (B) Tứ giác có trục đối xứng;
    (C) Hình thang có trục đối xứng;
    (D) Hình thang cân có trục đối xứng.
    Đáp án: D

    8. Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao
    .
    Trong các hình dưới đây hình nào có ba trục đối xứng?
    (A) Đoạn thẳng;
    (B) Đường tròn;
    (C) Tam giác đều;
    (D) Hình vuông.
    Đáp án: C

    9.
    Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
    (A) Tam giác đều có tâm đối xứng;
    (B) Tứ giác có tâm đối xứng;
    (C) Hình thang cân có tâm đối xứng;
    (D) Hình bình hành có tâm đối xứng.
    Đáp án: D

    10.
    Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho hai đường thẳng bất kì d và d’. Có bao nhiêu phép quay biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: D

    11. Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho tam giác đều ABC với O là tâm đường tròn ngoại tiếp. Với giá trị nào dưới đây của \(\varphi \) thì phép quay \({Q_{\left( {O;\varphi } \right)}}\) biến tam giác đều ABC thành chính nó?
    (A) \(\varphi = {\pi \over 3}\) ;
    (B) \(\varphi = {{2\pi } \over 3}\) ;
    (C) \(\varphi = {{3\pi } \over 2}\) ;
    (D) \(\varphi = {\pi \over 2}.\)
    Đáp án: B

    12.
    Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Trong các phép sau đây, phép nào có tính chất: Biến mỗi đường thẳng a thành đường thẳng a’ không song song với a?
    (A) Phép tịnh tiến;
    (B) Phép đối xứng trục;
    (C) Phép đối xứng tâm;
    (D) Phép quay với góc quay \({\pi \over 2}\).
    Đáp án: D

    13.
    Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Hợp thành của hai phép đối xứng trục có trục song song là phép nào trong các phép sau đây?
    (A) Phép đối xứng trục;
    (B) Phép đối xứng tâm;
    (C) Phép quay;
    (D) Phép tịnh tiến.
    Đáp án: D

    14.
    Trang 18 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Hợp thành của hai phép đối xứng trục có trục cắt nhau là phép nào trong các phép sau đây?
    (A) Phép đối xứng trục;
    (B) Phép quay:
    (C) Phép tịnh tiến;
    (D) Phép đồng nhất.
    Đáp án: B

    15.
    Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Hợp thành của hai phép đối xứng tâm là phép nào trong các phép sau đây?
    (A) Phép đối xứng trục;
    (B) Phép đối xứng tâm;
    (C) Phép quay;
    (D) Phép tịnh tiến.
    Đáp án: D

    16. Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Hợp thành của một phép tịnh tiến và phép đối xứng tâm là phép nào trong các phép sau đây?
    (A) Phép đối xứng trục;
    (B) Phép đối xứng tâm;
    (C) Phép đồng nhất;
    (D) Phép tịnh tiến.
    Đáp án: B

    17. Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao
    .
    Cho hai đường thẳng song song d và d’. Có bao nhiêu phép vi tự với tỉ số k = 20 biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: D

    18. Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao
    .
    Cho hai đường thẳng cắt nhau d và d’. Có bao nhiêu phép vị tự biến d thành d’?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: A

    19
    . Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho hai đường thẳng song song d và d’ và một điểm O không nằm trên chúng. Có bao nhiêu phép vị tự tâm O biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: B

    20.
    Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho hai đường tròn bằng nhau (O; R) và (O’; R) với tâm O và O’ phân biệt. Có bao nhiêu phép vị tự biến (O; R) thành (O’; R)?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: D

    21. Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho đường tròn (O; R). Có bao nhiêu phép vị tự với tâm O biến (O; R) thành chính nó?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: C

    22.
    Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho đường tròn (O;R). Có bao nhiêu phép vị tự biến (O; R) thành chính nó?
    (A) Không có phép nào;
    (B) Có một phép duy nhất;
    (C) Chỉ có hai phép;
    (D) Có vô số phép.
    Đáp án: D

    23
    . Trang 19 Sách bài tập Hình Học 11 nâng cao.
    Cho hai phép vị tự \({V_{\left( {O;k} \right)}}\) và \({V_{\left( {O';k} \right)}}\) với O và O’ là hai điểm phân biệt và kk’ = 1. Hợp thành của hai phép vị tự đó là phép nào trong các phép sau đây?
    (A) Phép tịnh tiến;
    (B) Phép đối xứng trục;
    (C) Phép đối xứng tâm;
    (D) Phép quay.
    Đáp án: A