Sách bài tập Toán 12 - Giải tích 12 nâng cao - Chương I - Bài 6. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số hàm đa thức

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1.46 trang 19 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Tìm các hệ số a, b, c sao cho đồ thị hàm số
    \(f(x) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\)
    Cắt trục tung tại điểm có tung độ là 2 và tiếp xúc với đường thẳng y = 1 tại điểm có hoành độ là –1.
    b) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số với các giá trị vừa tìm được của a, b, c.

    Giải
    a) \(a = 3,b = 3,c = 2\)
    Hướng dẫn: a) Dễ thấy \(c = 2\). Vì đồ thị của hàm số cần tìm đi quá điểm (-1;1) nên \(f\left( { - 1} \right) = - 1 + 1-b + 2 = 1\). Do đó \(a = b\)
    Vì đồ thị tiếp xúc với đường thẳng \(y = 1\) tại điểm có hoành độ là -1 nên \(f'( - 1) = 3 - 2a + b = 0\)

    Câu 1.48 trang 20 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Tìm cực đại các hệ số m, n, p sao cho hàm số
    \(f(x) = - {1 \over 3}{x^3} + m{x^2} + nx + p\)
    Đạt cực đại tại điểm x = 3 và đồ thị (C) của nó tiếp xúc với đường thẳng \(y = 3x - {1 \over 3}\) tại giao điểm của (C) với trục tung
    b) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số với các giá trị vừa tìm được của m, n, p

    Giải
    a) Đường thẳng \(y = 3x - {1 \over 3}\) cắt trục tung tại điểm \(A\left( {0; - {1 \over 3}} \right)\)
    Vì đồ thị (C) của hàm số đã cho đi qua điểm A nên \(f(0) = p = - {1 \over 3}\)
    Ta có \(f'(x) = - {x^2} + 2mx + n\) . Vì (C) tiếp xúc với đường thẳng \(y = 3x - {1 \over 3}\) tại điểm A nên \(f'(0) = n = 3\)
    Do hàm số đạt cực đại tại điểm x = 3 nên
    \(f'(3) = - 9 + 6m + 3 = 0 \Leftrightarrow m = 1\)
    Với các giá trị m, n, p vừa tìm được, ta có hàm số
    \(f(x) = - {1 \over 3}{x^3} + {x^2} + 3x + {1 \over 3}\)
    Khi đó, \(f''(x) = - 2x + 2\) và \(f''(3) = - 4 < 0\). Hàm số đạt cực đại tại điểm x = 3.