Sách bài tập Toán 12 - Giải tích 12 nâng cao - Chương II - Bài 2. Lũy thừa với số mũ thực

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 2.18 trang 73 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao.
    Hãy so sánh
    a)
    \({\left( {{5 \over 7}} \right)^{ - {{\sqrt 5 } \over 2}}}\) và 1
    b)
    \({2^{ - \sqrt {12} }}\)\({\left( {{1 \over 2}} \right)^{2,5}}\)
    c) \({3^{ - \sqrt 2 }}\) và 1
    d)
    \(0,{7^{{{\sqrt 5 } \over 6}}}\)\(0,{7^{{1 \over 3}}}\)
    Giải
    a) \({\left( {{5 \over 7}} \right)^{ - {{\sqrt 5 } \over 2}}}\) > 1
    b) \({2^{ - \sqrt {12} }}\) < \({\left( {{1 \over 2}} \right)^{2,5}}\)
    c) \({3^{ - \sqrt 2 }}\) < 1
    d) \(0,{7^{{{\sqrt 5 } \over 6}}}\) < \(0,{7^{{1 \over 3}}}\)

    Câu 2.19 trang 73 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao.
    Hãy tính
    a)
    \({\left( {{{\left( {\sqrt 3 } \right)}^{\sqrt 3 }}} \right)^{\sqrt 3 }}\)
    b)
    \({4^{1 - 2\sqrt 3 }}{.16^{1 + \sqrt 3 }}\)
    c)\({27^{\sqrt 2 }}:{3^{3\sqrt 2 }}\)
    d)
    \({\left( {{2^{\root 5 \of 8 }}} \right)^{\root 5 \of 4 }}\)
    Giải
    a) \({\left( {{{\left( {\sqrt 3 } \right)}^{\sqrt 3 }}} \right)^{\sqrt 3 }}={\left( {\sqrt 3 } \right)^3} = 3\sqrt 3 \)
    b) \({4^{1 - 2\sqrt 3 }}{.16^{1 + \sqrt 3 }}= {4^{1 - 2\sqrt 3 }}{.4^{2\left( {1 + \sqrt 3 } \right)}}\)
    \(= {4^{1 - 2\sqrt 3 + 2 + 2\sqrt 3 }} = {4^3} = 64\)
    c) \({27^{\sqrt 2 }}:{3^{3\sqrt 2 }}={3^{3\sqrt 2 }}:{3^{3\sqrt 2 }} = 1\)
    d) \({\left( {{2^{\root 5 \of 8 }}} \right)^{\root 5 \of 4 }}={2^{\root 5 \of 8 .\root 5 \of 4 }} = {2^{\root 5 \of {32} }} = {2^2} = 4\)

    Câu 2.20 trang 73 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao.
    Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
    a) \(y = {3^{ - x + \sqrt x }}\) b) \(y = {\left( {0,5} \right)^{{{\sin }^2}x}}\)
    Giải
    a) Điều kiện: x > 0
    \( - x + \sqrt x = - {\left( {\sqrt x - {1 \over 2}} \right)^2} + {1 \over 4} \le {1 \over 4},\forall x \ge 0\)
    Do đó: \({y_{\,max}} = {3^{{1 \over 4}}} = \root 4 \of 3 \) (Vì cơ số 3 > 1)
    Dấu "=" xảy ra khi \(x = {1 \over 4}\)
    b) \({1\ge\sin ^2}x \ge 0,\forall x\)
    Mà cơ số 0< 0,5 < 1 nên \({y_{max}} = 0,{5^0} = 1\)
    Dấu "=" xảy ra khi \(x = k\pi \left( {k \in\mathbb Z} \right)\)

    Câu 2.22 trang 73 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao.
    Với giá trị nào của a thì phương trình
    \({2^{ax^2 - 4x - 2a}} = {1 \over {{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^{ - 4}}}}\)
    Có nghiệm duy nhất ?
    Giải
    \({1 \over {{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^{ - 4}}}} = {\left( {\sqrt 2 } \right)^4} = {2^2}\) .
    Để phương trình đã cho có nghiệm duy nhất, điều kiện cần và đủ là phương trình
    \(a{x^2} - 4x - 2a = 2\) (1)
    Có nghiệm duy nhất
    +) Khi a = 0 thì phương trình có nghiệm duy nhất \(x = -{1 \over 2}\)
    +) Khi \(a \ne 0\) , (1) trở thành phương trình bậc hai \(a{x^2} - 4x - 2(a + 1) = 0\). Nó có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi
    \(\Delta ' = 4 - 2(a + 1)a = 0\)
    Hay \({a^2} + a + 2 = 0\) . Điều này không xảy ra.
    Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất khi a = 0