Sách bài tập Toán 6 - Phần Đại số - Chương I - Bài 4. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 29 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
    a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 5 = 13
    b) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x + 8 = 8
    c) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x . 0 = 0
    d) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x . 0 = 7
    Giải
    a) Ta có x – 5 = 13 => x = 18 Vậy
    Tập hợp A có một phần tử
    b) Ta có x + 8 = 8 => x = 0 . Vậy
    Tập hợp B có một phần tử
    c) Ta có x . 0 = 0 => x ∈ N . Vậy C = N
    Tập hợp C có vô số phần tử.
    d) Không có giá trị nào của c thỏa mãn x . 0 = 7 . Vậy D =∅
    Tập hợp D không có phần tử nào.

    Câu 30 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử ?
    a. Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 50.
    b. Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.
    Giải
    a. Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 50 :
    Tập hợp A có ( 50 – 0) + 1 = 51 phần tử
    b. Vì 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp nên không có số tự nhiên nào lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9. Vậy B = ∅
    Tập hợp B không có phần tử nào.

    Câu 31 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Cho \(A = \left\{ 0 \right\}\). Có thể nói rằng A = ∅ hay không?
    Giải
    Không thể nói A = ∅ vì tập hợp rỗng không có phần tử nào trong khi tập hợp A có một phần tử là 0.

    Câu 32 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6, tập hợp B các số tự nhiên nhiên nhỏ hơn 8, rồi dùng ký hiệu để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp trên.
    Giải
    Tập hợp \(A = \left\{ {0;1;2;3;4;5} \right\}\)
    Tập hợp \(B = \left\{ {0;1;2;3;4;5;6;7;} \right\}\)
    Ta có A ⊂ B

    Câu 33 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Cho tập hợp \(A = \left\{ {8;10} \right\}\) . Điền ký hiệu ∈, ⊂ hoặc = vào ô vuông
    a. 8……A
    b. \(\left\{ {10} \right\}...A\)
    c. \(\left\{ {8;10} \right\}...A\)
    Giải
    a. 8 ∈ A
    b. \(\left\{ {10} \right\} \subset A\)
    c. \(\left\{ {8;10} \right\} = A\)

    Câu 34 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Tính số phần tử của các tập hợp:
    a. \(A = \left\{ {40;41;42;...;99;100} \right\}\)
    b. \(B = \left\{ {10;12;14;...;96;98} \right\}\)
    c. \(C = \left\{ {35;37;39;...;103;105} \right\}\)
    Giải
    a.Tập hợp A gồm các số tự nhiên liên tiếp từ 40 đến 100 nên số phần tử của A là ( 100 – 40) +1 = 61
    Vậy tập hợp A có 61 phần tử.
    b.Tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn liên tiếp từ 10 đến 98 nên số phần tử của B là : (98 - 10 ) : 2 + 1 = 88 : 2 + 1 = 45
    Vậy tập hợp B có 45 phần tử
    c.Tập hợp C gồm các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ 35 đến 105 nên số phàn tử của tập hợp C là : ( 105 – 35) : 2 +1 = 36
    Vậy tập hợp C có 36 phần tử

    Câu 35 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Cho hai tập hợp: \({\rm{A}} = \left\{ {a,b,c,d} \right\},B = \left\{ {a,b} \right\}\)
    a. Dùng ký hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp A và B.
    b. Dùng hình vẽ minh họa hai tập hợp A và B
    Giải
    a. Ta có B ⊂ A
    b.
    01.png

    Câu 36 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;2;3} \right\}\) . Trong các cách viết sau, cách viết nào đúng, cách viết nào sai?
    1∈A \(\left\{ 1 \right\} \in A\) \(3 \subset A\) \(\left\{ {2;3} \right\} \subset A\)
    Giải
    1∈ A Đúng \(\left\{ 1 \right\} \in A\) Sai
    \(3 \subset A\) Sai \(\left\{ {2;3} \right\} \subset A\) Đúng

    Câu 37 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Cho ví dụ hai tập hợp A và B mà \(A \subset B\) và \(B \subset A\)
    Giải
    Ví dụ: A = \(\left\{ {} \right.\)cam , quýt , bưởi\(\left. {} \right\}\)
    B = \(\left\{ {} \right.\)quýt, bưởi , cam\(\left. {} \right\}\)

    Câu 38 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Cho tập hợp M = \(\left\{ {} \right.\)a,b,c\(\left. {} \right\}\). Viết các tập hợp con của tập hợp M sao cho mỗi tập hợp con đó có hai phần tử.
    Giải
    Các tập hợp con của tập hợp M = \(\left\{ {} \right.\)a,b,c\(\left. {} \right\}\) mà mỗi tậphợp con đó có hai phần tử: \(\left\{ {a,b} \right\},\left\{ {a,c} \right\},\left\{ {b,c} \right\}\)

    Câu 39 trang 10 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Gọi A là là tập hợp các học sinh của lớp 6A có hai điểm 10 trở lên, B là tập hợp các học sinh của lớp 6A có 3 điểm 10 trở lên. M là tập hợp các học sinh của lớp 6A có 4 điểm 10 trở lên. Dùng kí hiệu \( \subset \) để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba tập hợp trên.
    Giải
    B \( \subset \) A, M \( \subset \) B, M \( \subset \) A

    Câu 40 trang 11 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Có bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số?
    Giải
    Số tự nhiên có bốn chữ số bao gồm: \(\left\{ {1000;1001;1002;...9999} \right\}\)
    Vậy có: (9999 – 1000) + 1 = 9000 số

    Câu 41 trang 11 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Có bao nhiêu số chẵn có ba chữ số?
    Giải
    Số tự nhiên chẵn có ba chữ số gồm: \(\left\{ {100;102;104;...;998} \right\}\)
    Vậy có (998 - 100) : 2 +1 = 450 số

    Câu 42 trang 11 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1.
    Bạn Tâm đánh số trang bằng các số tự nhiên từ 1 đến 100. Bạn Tâm phải viết tất cả bao nhiêu chữ số?
    Giải
    Từ 1 đến 9 có 9 chữ số có một chữ số. Bạn Tâm phải viết 9 chữ số.
    Từ 1 đến 99 có ( 99 – 10) +1 = 90 số có hai chữ số. Bạn Tâm phải viết 2 . 90 = 180 chữ số.
    Số 100 có 3 chữ số. Bạn Tâm phải viết 3 chữ số.
    Vậy bạn Tâm phải viết tất cả: 9 + 180 +3 = 192 chữ số.

    Câu 4.1. trang 11 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1.
    Cho tập hợp A = \(\left\{ {a,b,c,d,e} \right\}\). Số tập hợp con của A mà có bốn phần tử là:
    (A) 6; (B) 5; (C) 4; (D) 3.
    Hãy chọn phương án đúng.
    Giải
    Chọn (B) 5.

    Câu 4.2. trang 11 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1.
    Tìm số phần tử của các tập hợp sau:
    a) Tập hợp A các tháng dương lịch có 31 ngày;
    b) Tập hợp B các tháng dương lịch có 30 ngày;
    c) Tập hợp C các tháng dương lịch có 29 hoặc 28 ngày;
    d) Tập hợp D các tháng dương lịch có 27 ngày.
    Giải
    a) A có 7 phần tử.
    b) B có 4 phần tử.
    c) C có 1 phần tử.
    d) D không có phần tử nào (\(D = \emptyset \))