Sách bài tập Toán 6 - Phần Đại số - Chương III - Bài 3: Tính chất cơ bản của phân số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 17 trang 8 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Điền số thích hợp vào ô vuông:
    \({{} \over { - 2}} = {{} \over 3} = {{} \over { - 5}} = {7 \over {}} = {{ - 9} \over {}} = 1\)
    Giải
    \({{ - 2} \over { - 2}} = {3 \over 3} = {{ - 5} \over { - 5}} = {7 \over 7} = {{ - 9} \over { - 9}} = 1\)

    Câu 18 trang 8 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Điền số thích hợp vào ô vuông:
    a)
    01.png
    b)
    02.png

    c)
    03.png
    d)
    04.png
    Giải
    a) Ta có: -4:4 = -1; 8:4 =2 nên \({{ - 4} \over 8} = {{ - 1} \over 2}\)
    b) Ta có: 3.2 = 6; 5.2 =10 nên \({3 \over 5} = {6 \over {10}}\)
    c) Để được một phân số bằng phân số đã cho mà mẫu số chia cho 4 thì tử số cũng phải chia cho 4, ta có:
    \({{ - 16:4} \over {24:4}} = {{ - 4} \over 6}\)
    d) Để được một phân số bằng phân số \({3 \over 7}\) mà có tử bằng 15, ta phải nhân tử số 3 với 5, nên ta phải nhân mẫu 7 với 5 là 7.5 = 35
    \({{3.5} \over {7.5}} = {{15} \over {35}}\)

    Câu 19 trang 8 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Khi nào thì một phân số có thể viết dưới dạng một số nguyên?
    Giải
    Một phân số viết được dưới dạng số nguyên khi tử số là bội của mẫu số. Phân số có dạng:
    \({{a.n} \over a} = n\) (a, n ∈ Z, a ≠ 0)

    Câu 20 trang 8 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Một vòi nước chảy 3h thì đầy bể. Hỏi khi chảy trong 1 h; 59 phút; 127 phút thì lượng nước chảy đã chiếm bao nhiêu phần bể?
    Giải
    Một vòi nước chảy 3 giờ đầy bể:
    Trong 1 giờ vòi nước chảy được \({1 \over 3}\) của bể
    Trong 59 phút vòi nước chảy được \({59 \over 180}\) của bể
    Trong 127 phút vòi nước chảy được \({127 \over 180}\) của bể

    Câu 21 trang 8 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Trên hành tinh của chúng ta, đại dương nào lớn nhất?
    Em hãy điền các số thích hợp vào ô vuông để có đẳng thức đúng. Sau đó, viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô ở hàng dưới cùng, em sẽ trả lời được các câu hỏi nêu trên.
    B. \({7 \over 4} = {{} \over {28}}\)
    I. \({6 \over {13}} = {{} \over { - 26}}\)
    N. \({{ - 5} \over {13}} = {{} \over {39}}\)
    T. \({7 \over {21}} = {{28} \over {}}\)
    U. \({4 \over {11}} = {{20} \over {}}\)
    O. \({\rm{}}{5 \over {25}} = {{15} \over {}}\)
    H. \({1 \over 5} = {{} \over {55}}\)
    A. \({5 \over 8} = {{} \over {40}}\)
    G. \({{ - 3} \over {17}} = {{ - 15} \over {}}\)
    D. \({\rm{}}{4 \over {16}} = {{20} \over {}}\)
    841125-1216-12-1511805575-1585
    Giải
    B. \({7 \over 4} = {{} 16\over {28}}\) Vậy chữ B tương ứng với số 16
    I. \({6 \over {13}} = {{} -12\over { - 26}}\). Vậy chữ I tương ứng với số -12
    N. \({{ - 5} \over {13}} = {{} -15\over {39}}\). Vậy chữ N tương ứng với số -15
    T. \({7 \over {21}} = {{28} \over 84{}}\). Vậy chữ T tương ứng với số 84
    U. \({4 \over {11}} = {{20} \over 55{}}\). Vậy chữ U tương ứng với số 55
    O. \({\rm{}}{5 \over {25}} = {{15} \over 75{}}\). Vậy chữ O tương ứng với số 75
    H. \({1 \over 5} = {{} 11\over {55}}\). Vậy chữ H tương ứng với số 11
    A. \({5 \over 8} = {{} 25\over {40}}\). Vậy chữ A tương ứng với số 25
    G. \({{ - 3} \over {17}} = {{ - 15} \over 85{}}\). Vậy chữ G tương ứng với số 85
    D. \({\rm{}}{4 \over {16}} = {{20} \over 80{}}\). Vậy chữ D tương ứng với số 80
    THAIBINHDUONG
    841125-1216-12-1511805575-1585
    Đại dương lớn nhất hành tinh chúng ta là Thái Bình Dương.

    Câu 22 trang 9 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Cho biểu thức: \(A = {3 \over {n - 2}}\)
    a) Tìm các số nguyên n để biểu thức A là phân số.
    b) Tìm các số nguyên n để A là một số nguyên.
    Giải
    a) A là phân số khi và chỉ khi n-2 ≠ 0 \( \Rightarrow \) n ≠ 2. Vậy n ≠ 2, n ∈ Z thì A là phân số.
    b) A là số nguyên khi và chỉ khi: 3 ⋮ (n-2) hay (n-2) ∈ Ư (3)
    Ư (3) = (-3;-1;1;3)
    n - 2 = -3 \( \Rightarrow \) n = -1
    n - 2 = -1 \( \Rightarrow \) n = 1
    n – 2 = 1 \( \Rightarrow \) n = 3
    n – 2 = 3 \( \Rightarrow \) n = 5
    Vậy \(n \in \left\{ { - 1;1;3;5} \right\}\) thì \(A = {3 \over {n - 2}}\) là số nguyên.

    Câu 23 trang 9 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Giải thích tại sao các phân số sau đây bằng nhau:
    a) \({{ - 21} \over {28}} = {{ - 39} \over {52}}\)
    b) \({{ - 1717} \over {2323}} = {{ - 171717} \over {232323}}\)
    Giải
    a) Cách 1:
    \({{ - 21} \over {28}} = {{ - 21:7} \over {28:7}} = {{ - 3} \over 4}\) (1)
    \({{ - 39} \over {52}} = {{ - 39:13} \over {52:13}} = {{ - 3} \over 4}\) (2)
    Từ (1) và (2) ta suy ra: \({{ - 21} \over {28}} = {{ - 39} \over {52}}\)
    Cách 2: -21.52 = -1092
    28.(-39) = 1092
    Suy ra: -21.52 = 28.(-39). Vậy \({{ - 21} \over {28}} = {{ - 39} \over {52}}\)
    b)
    \({{ - 1717} \over {2323}} = {{ - 1717:101} \over {2323:101}} = {{ - 17} \over {23}}\) (3)
    \({{ - 171717} \over {232323}} = {{ - 171717:10101} \over {232323:10101}} = {{ - 17} \over {23}}\) (4)
    Từ (3) và (4) suy ra: \({{ - 1717} \over {2323}} = {{ - 171717} \over {232323}}\)

    Câu 24 trang 9 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Có thể có phân số \({a \over b}\) (a,b ∈ Z, b ≠ 0) sao cho
    \({a \over b} = {{a.m} \over {b.n}}\) (m, n ∈ Z; m, n ≠ 0 và m ≠ n) hay không?
    Giải
    Cho phân số \({a \over b}\) (a,b ∈ Z, b ≠ 0 )
    \({a \over b} = {{a.m} \over {b.n}}\) (n ∈ Z; m, n ≠ 0 và m ≠ n)
    Suy ra: a = 0 vì \({0 \over b} = {{0.m} \over {b.n}} = 0\) (m,n ≠ 0 và m ≠ n).

    Câu 3.1 trang 9Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2
    Phân số có mẫu dương và không bằng phân số \({{ - 3} \over 7}\) là:
    \(\left( A \right){{ - 6} \over {14}};\)
    \(\left( B \right){{ - 15} \over {35}};\)
    \(\left( C \right){{ - 24} \over {63}};\)
    \(\left( D \right){{ - 12} \over {28}}\)
    Hãy chọn đáp số đúng.
    Giải
    Chọn đáp án \(\left( C \right){{ - 24} \over {63}}\).

    Câu 3.2 trang 10 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

    Phân số có tử là 2, lớn hơn \({1 \over 9}\) và nhỏ hơn \({1 \over 8}\) là:
    \(\left( A \right){2 \over 9};\)
    \(\left( B \right){2 \over 8};\)
    \(\left( C \right){2 \over {17}};\)
    \(\left( D \right){2 \over {10}}.\)
    Hãy chọn đáp án đúng
    Giải
    Chọn đáp án \(\left( C \right){2 \over {17}};\).

    Câu 3.3 trang 10Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

    Cho ba phân số \({1 \over { - 2}};{5 \over { - 3}};{3 \over { - 4}}\)
    a) Viết ba phân số theo thứ tự bằng các phân số trên và có mẫu là những số dương.
    b) Viết ba phân số theo thứ tự bằng các phân số trên và có mẫu là những số dương giống nhau.
    Giải
    \(\eqalign{
    & a){{ - 1} \over 2};{{ - 5} \over 3};{{ - 3} \over 4} \cr
    & b){1 \over { - 2}} = {{1.( - 6)} \over { - 2.( - 6)}} = {{ - 6} \over {12}};{5 \over { - 3}} = {{5.( - 4)} \over { - 3.( - 4)}} = {{ - 20} \over {12}};{3 \over { - 4}} = {{3.( - 3)} \over { - 4.( - 3)}} = {{ - 9} \over {12}} \cr} \)

    Câu 3.4 trang 10 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

    Dùng tính chất cơ bản của phân số hãy giải thich vì sao các phân số sau đây bằng nhau:
    \(a){{36} \over {84}} = {{42} \over {98}};\)
    \(b){{123} \over {237}} = {{123123} \over {237237}}\)
    Giải
    \(a){{36} \over {84}} = {{36:12} \over {84:12}} = {3 \over 7};{{42} \over {98}} = {{42:14} \over {98:14}} = {3 \over 7}\)
    Do đó \({{36} \over {84}} = {{42} \over {98}}\).
    \(b){{123} \over {237}} = {{123.1001} \over {237.1001}} = {{123123} \over {237237}}\)