Sách bài tập Toán 6 - Phần Hình học - Chương II - Bài 5: Vẽ góc cho biết số đo

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 24 trang 89 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Vẽ góc xOl có số đo bằng \({40^o}\)
    Giải
    Vẽ tia Ox, trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ tia Ol sao cho \(\widehat {xOl} = {40^o}\)
    01.png

    Câu 25 trang 89 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Vẽ góc vuông BAC.
    Hướng dẫn: Cách 1: Dùng thước đo góc.
    Cách 2: Dùng êke
    Giải
    Cách 1: Vẽ tia AB, đặt tâm thước đo góc trùng với điểm A, vạch số 0 của thước trùng với tia AB, vẽ tia AC đi qua vạch 90 của thước ta có: \(\widehat {BAC} = {90^o}\)
    Cách 2: Vẽ tia AB, đặt cạnh góc vuông êke trùng với tia AB sao cho đỉnh góc vuông trùng với điểm A, vạch tia AC theo cạnh góc vuông thứ hai ta có \(\widehat {BAC} = {90^o}\)
    02.png

    Câu 26 trang 89 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    So sánh hai góc ở hình 10.
    03.png
    Hướng dẫn:
    Cách 1: Đo riêng từng góc rồi so sánh hai số đó
    Cách 2: Vẽ lại hai góc lên giấy trong. Đặt chồng hai góc sao cho đỉnh trùng nhau, một cạnh trùng nhau, hai cạnh còn lại của hai góc nằm cùng phía đối với cạnh trùng nhau rồi vận dụng kiến thức bài 5 để kết luận.
    Giải
    Dùng thước đo độ để đo hai góc ở hình 10 và so sánh.

    Câu 27 trang 89 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Tính tổng số đo hai góc trên hình 10.
    Hướng dẫn:
    Cách 1: Đo riêng từng góc rồi cộng hai số đo.
    Cách 2: Vẽ hai góc ở vị trí kề nhau rồi đo góc tổng.
    04.png
    Giải
    Sử dụng thước đo độ sau đó cộng số đo hai góc.

    Câu 28 trang 89 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    a) Vẽ góc có đỉnh là M trên giấy cứng. Cắt ra ta được một mẫu hình.
    b) Đóng hai chiếc đinh vào hai điểm A và B cách nhau 2,5 cm. Đưa mẫu hình vào khe hở giữa hai chiếc đinh sao cho một cạnh sát A, một cạnh sát B. Khi đó đỉnh M của góc ở vị trí \({M_1}\). Đặt mẫu hình nhiều lần để được nhiều vị trí \({M_1},{M_2},{M_3}\), ... khác nhau của đỉnh M. Vậy ta có:
    $$\widehat {A{M_1}B} = \widehat {A{M_2}B} = \widehat {A{M_3}B} = ... = {40^0}$$
    Đánh dấu khoảng 10 vị trí khác nhau của đỉnh M và dự đoán quỹ đạo của đỉnh M (hình 11)
    05.png
    Giải
    b) Quỹ đạo của điểm M được gọi là "cung chứa góc \({40^0}\).

    Câu 29 trang 90 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    a) Vẽ vào vở hình 12 trong đó ba điểm S, R, A thẳng hàng và \(\widehat {{\rm{AR}}M} = \widehat {S{\rm{R}}N} = {130^O}\)
    b) Tính \(\widehat {{\rm{AR}}N},\widehat {M{\rm{RS}}},\widehat {M{\rm{R}}N}\)
    c) Dùng thước đo góc kiểm tra lại kết quả.
    Giải
    a) Ta có hình vẽ
    06.png
    b) Vì \(\widehat {{\rm{AR}}N}\) và \(\widehat {S{\rm{RN}}}\) kề bù nên:
    \(\widehat {{\rm{AR}}N} + \widehat {S{\rm{R}}N} = {180^O}\)
    Thay \(\widehat {S{\rm{RN}}} = {130^O}\) ta có:
    \(\widehat {{\rm{AR}}N} + {130^O} = {180^O}\)
    \( \Rightarrow \widehat {{\rm{AR}}N} = {180^O} - {130^O} = {50^O}\)
    Vì \(\widehat {{\rm{AR}}M}\) và \(\widehat {M{\rm{RS}}}\) kề bù nên:
    \(\widehat {{\rm{AR}}M} + \widehat {M{\rm{RS}}} = {180^O}\)
    Thay \(\widehat {{\rm{AR}}M} = {130^O}\) ta có:
    \({130^O} + \widehat {M{\rm{RS}}} = {180^O}\)
    \( \Rightarrow \widehat {M{\rm{RS}}} = {180^O} - {130^O} = {50^O}\)
    Vì hai tia RN và RM nằm trên cùng môt nửa mặt phẳng bờ chứa tia RA
    \(\widehat {{\rm{AR}}N} = {50^O};\widehat {{\rm{AR}}M} = {130^O}\) suy ra \(\widehat {{\rm{AR}}N} < \widehat {{\rm{AR}}M}\)
    Nên tia RN nằm giữa hai tia RA và RM
    \(\Rightarrow \widehat {{\rm{AR}}N} + \widehat {M{\rm{R}}N} = \widehat {{\rm{AR}}M}\). Thay \(\widehat {{\rm{AR}}N} = {50^O};\widehat {{\rm{AR}}M} = {130^O}\) ta có:
    $${50^O} + \widehat {M{\rm{R}}N} = {130^O}$$
    \( \Rightarrow \widehat {M{\rm{R}}N} = {130^O} - {50^O} = {80^O}\)

    Câu 5.1 trang 90 Sách Bài Tập (SBT)Toán lớp 6 tập 2
    Vẽ liên tiếp các hình theo cách diễn đạt sau:
    a) \(\widehat {{\rm{nAx}}} = 180^\circ ;\)
    b) \(\widehat {{\rm{mAx}}} = 135^\circ ;\)
    c) \(\widehat {{\rm{kAx}}} = 45^\circ \), tia Ak nằm trong góc xAm;
    d) \(\widehat {{\rm{nAy}}} = 90^\circ \), tia Ay nằm trong góc xAm;
    Giải
    07.png

    Câu 5.2 trang 90 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

    Vẽ từng hình theo mỗi cách diễn đạt sau:
    a) Hai góc xOy và yOz kề bù, với \(\widehat {xOy} = 135^\circ \)
    b) Hai góc mOn và nOt kề nhau và phụ nhau, với \(\widehat {nOm} = 30^\circ \)
    c) Cho tia Ap. Vẽ \(\widehat {qAp} = 30^\circ \)
    d) Cho tia Ck. Vẽ \(\widehat {rBt} = 90^\circ \)
    e) Cho tia Ck. Vẽ \(\widehat {hCk} = 45^\circ \)
    Giải
    Bài tập dạng này có nhiều trường hợp về hình vẽ. Chỉ yêu cầu HS vẽ đúng một trường hợp, riêng với các ý c, d, và e chú ý có 2 trường hợp về hình vẽ:
    a)
    08.png
    b)
    09.png
    c)
    10.png
    d)
    11.png
    e)
    12.png
    Câu 5.3 trang 90 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2
    Vẽ \(\widehat {mOn} = 30^\circ \). Tiếp góc nOp kề bù với góc mOn. Vẽ tiếp góc pOq phụ với góc mOn đồng thời tia Oq nằm trong góc nOp. Cho biết số đo của góc nOq.
    13.png
    Giải
    Từ giả thiết ta vẽ được hình bs.15
    Vì góc nOp kề bù với góc mOn suy ra góc mOp là góc bẹt.
    Vì \(\widehat {mOn} = 30^\circ \) và góc pOq phụ với góc mOn nên \(\widehat {pOq} = 60^\circ \)
    Vì \(\widehat {mOn} = 30^\circ \) và góc nOp kề bù với góc mOn nên \(\widehat {nOp} = 150^\circ \)
    Do tia Oq nằm trong góc nOp nên \(\widehat {nOp} = \widehat {nOq} + \widehat {qOp}\) hay \(\widehat {nOq} + 60^\circ = 150^\circ \). Từ đó \(\widehat {nOq} = 90^\circ \).