Sách bài tập Toán 7 - Phần Đại số - Chương II - Bài 5: Hàm số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 35 trang 72 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng các giá trị tương ứng của chúng là:
    a)
    x-3-2-1 \({1 \over 3}\) \({1 \over 2}\)2?
    y-4-6-1236246
    b)
    x44916?
    y-2234
    c)
    x-2-1012?
    y11111
    Giải
    a) Trong bảng ta thấy ứng với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị của y. Theo định nghĩa thì y là hàm số của đại lượng x.
    b) Trong bảng ta thấy ứng với mỗi giá trị x = 4 có hai giá trị khác nhau của y là 2 và – 2. Theo định nghĩa thì y không phải là hàm số của đại lượng x.
    c) Trong bảng ta thấy ứng với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị của y. Theo định nghĩa thì y là hàm số của đại lượng x. Ở đây giá trị của y không đổi nên hàm số đó là hàm hằng.

    Câu 36 trang 72 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức \(f\left( x \right) = {{15} \over x}\).
    a) Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số y = f(x) vào bảng sau:
    x-5-3-113515
    y = f(x)
    b) f(-3) =?; f(6) = ?
    Giải
    a) Điền giá trị y = f(x) vào bảng sau:
    x-5-3-113515
    y = f(x)-3-5-1515531
    b) \(f\left( { - 3} \right) = {{15} \over { - 3}} = - 5\); \(f(6) = {{15} \over 6} = {5 \over 2}\).

    Câu 37 trang 72 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức \(f\left( x \right) = 2{{\rm{x}}^2} - 5\).
    Hãy tính: f(1); f (-2); f(0); f(2).
    Giải
    Ta có: \(f\left( 1 \right) = {2.1^2} - 5 = 2 - 5 = - 3\)
    \(f( - 2) = 2.{( - 2)^2} - 5 = 2.4 - 5 = 3\)
    \(f\left( 0 \right) = {2.0^2} - 5 = 0 - 5 = - 5\)
    \(f\left( 2 \right) = {2.2^2} - 5 = 2.4 - 5 = 3\)

    Câu 38 trang 72 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho hàm số \(y = f(x) = 2 - 2{{\rm{x}}^2}\). Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước khẳng định đúng.
    A) \({\rm{}}f\left( {{1 \over 2}} \right) = 0\)
    B) \(f\left( { - {1 \over 2}} \right) = 4\)
    C) \(f\left( {{1 \over 2}} \right) = {3 \over 2}\)
    D) \({\rm{}}f\left( { - {1 \over 2}} \right) = {5 \over 2}\)
    Giải
    A) \({\rm{}}f\left( {{1 \over 2}} \right) = 0\) Sai
    B) \(f\left( { - {1 \over 2}} \right) = 4\) Sai
    C) \(f\left( {{1 \over 2}} \right) = {3 \over 2}\) Đúng
    D) \({\rm{}}f\left( { - {1 \over 2}} \right) = {5 \over 2}\) Sai

    Câu 39 trang 73 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho hàm số \(y = {3 \over 5}x\):
    Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
    x-53,510
    y-0,50
    Giải
    x-5 \( - {5 \over 6}\)03,510
    y-3-0,502,16

    Câu 40 trang 73 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Đại lượng y trong bảng nào sau đây không phải là hàm số của đại lượng x tương ứng:
    A.
    x1144
    y-11-22
    B.
    x1234
    y4231
    C.
    x-5-4-3-2
    y0000
    D.
    x-1012
    y1357
    Giải
    Đại lượng y trong bảng A không phải là hàm số của đại lượng tương ứng.

    Câu 41 trang 73 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho hàm số \(y = {8 \over x}\). Tìm các giá trị của y tương ứng với x lần lượt bằng 2; 4; -1; -4.
    Giải
    Đặt \(y = f\left( x \right) = {8 \over x}\).Ta có:
    \(f\left( 2 \right) = {8 \over 2} = 4\);
    \(f\left( 4 \right) = {8 \over 4} = 2\);
    \(f\left( { - 1} \right) = {8 \over { - 1}} = - 8\);
    \(f\left( { - 4} \right) = {8 \over { - 4}} = - 2\).

    Câu 42 trang 73 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho hàm số y = f(x) = 5 – 2x.
    a) Tính f(-2), f(-1), f(0), f(3).
    b) Tính các giá trị của x ứng với y = 5; 3; -1.
    Giải
    a) f(-2)=5 – 2. (-2) = 5 + 4 = 9;
    f(-1) = 5 – 2.(-1) = 5 + 2 = 7;
    f(0) = 5 – 2.0 = 5;
    f(3) = 5 – 2.3 = 5 – 6 = -1.
    b) \(y = 5 - 2{\rm{x}} \Rightarrow {\rm{x = }}{{5 - y} \over 2}\);
    \(y = 5 \Rightarrow x = {{5 - 5} \over 2} = 0\);
    \(y = 3 \Rightarrow x = {{5 - 3} \over 2} = {2 \over 2} = 1\);
    \(y = - 1 \Rightarrow x = {{5 - ( - 1)} \over 2} = {{5 + 1} \over 2} = 3\).

    Câu 43 trang 73 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho hàm số y = - 6x. Tìm các giá trị của x sao cho:
    a) y nhận giá trị dương.
    b) y nhận giá trị âm.
    Giải
    a) y = - 6x
    y > 0 \( \Rightarrow \) - 6x > 0 \( \Rightarrow \) x < 0
    Vậy mọi x ∈ R và x < 0 thì y = - 6x > 0.
    b) y = - 6x
    y < 0 \( \Rightarrow \) -6x < 0 \( \Rightarrow \) x > 0
    Vậy mọi x ∈ R và x > 0 thì y = - 6x < 0.