Sách bài tập Toán 7 - Phần Hình học - Chương II - Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 27 trang 140 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 2,5cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác
    Giải
    01.png
    Ta có: AB = AC = BC = 2,5cm
    Suy ra: ∆ABC đều
    Vậy \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = 60^\circ \)

    Câu 28 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho hai tam giác ABC và ABD có AB = BC = CA = 3cm, AD = BD = 2cm (C và D nằm khác phía đối với AB). Chứng minh rằng: \(\widehat {CA{\rm{D}}} = \widehat {CB{\rm{D}}}\)
    Giải
    02.png
    Xét ∆ CAD và ∆ CBD ta có:
    AC = BC (gt)
    AD = BD (gt)
    CD cạnh chung
    Suy ra: ∆CAD = ∆CBD (c.c.c)
    Vậy \(\widehat {CA{\rm{D}}} = \widehat {CB{\rm{D}}}\) (hai góc tương ứng)

    Câu 29 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy tâm điểm C, trên tia Oy lấy điểm D sao cho OD = OC. Vẽ các cung tròn tâm C và tâm D có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm E nằm trong góc xOy. Chứng minh rằng OE là tia phân giác của góc xOy.
    Giải
    03.png
    Xét ∆COE và ∆DOE, ta có:
    OE cạnh chung
    OD = OC (bán kính của 1 cung tròn)
    DE = CE (bán kính 2 cung tròn bằng nhau)
    Suy ra: ∆COE = ∆DOE (c.c.c)
    Vậy: \(\widehat {COE} = \widehat {DOE}\) (hai góc tương ứng)
    Vì OE nằm giữa OC và OD nên OE là tia phân giác của góc DOC hay OE là tia phân giác góc xOy.

    Câu 30 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Tìm chỗ sai trong bài làm sau đây của một học sinh (hình dưới).
    ∆ABC = ∆DCB (c.c.c)
    \( \Rightarrow \widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (cặp góc tương ứng)
    \( \Rightarrow \) BC là tia phân giác của góc ABD
    04.png
    Giải
    Bạn học sinh suy luận ∆ABC = ∆DCB
    \( \Rightarrow \widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) là sai vì \(\widehat {{B_1}}\) và \(\widehat {{B_2}}\) không phải là hai góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau nói trên. Do đó không suy ra được BC là tia phân giác của góc ABD.

    Câu 31 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Vẽ tam giác ABC có AB = AC = 6cm, BC = 2cm. Sau đó đo góc A để kiểm tra rằng \(\widehat A \approx 20^\circ \).
    Giải
    Hình vẽ:
    05.png
    Ta có \(\widehat A \approx 20^\circ \)

    Câu 32 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Tam giác ABC có AB = AC, M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM vuông góc với BC.
    Giải
    06.png
    Xét ∆AMB và ∆AMC, ta có ;
    AB = AC (gt)
    BM = CM (vì M là trung điểm BC)
    AM cạnh chung
    Suy ra: ∆AMB = ∆AMC (c.c.c)
    \( \Rightarrow \widehat {AMB} = \widehat {AMC}\) (hai góc tương ứng)
    Ta có: \(\widehat {AMB} + \widehat {AMC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)
    Suy ra: \(\widehat {AMB} = \widehat {AMC} = 90^\circ \).Vậy \(AM \bot BC\)

    Câu 33 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho đoạn thẳng AB. Vẽ cung tròn tâm A bán kính AB và cung tròn tâm B bán kính BA, chúng cắt nhau ở C và D. Chứng minh rằng:
    a) ∆ABC = ∆ABD
    b) ∆ACD = ∆BCD
    Giải
    07.png
    a) Xét ∆ABC và ∆ABD, ta có:
    AC = AD (bán kính (A)
    AB cạnh chung
    BC = BD (bán kính (B)
    Suy ra: ∆ABC = ∆BCD(c.c.c)
    b) Xét ∆ACD và ∆BCD, ta có ;
    AC = BC (bán kính hai đường tròn)
    CD cạnh chung
    AD = BD (bán kính hai đường tròn)
    Suy ra:∆ACD = ∆BCD (c.c.c)

    Câu 34 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho tam giác ABC. Vẽ cung tròn tâm A bán kính bằng BC, vẽ cung tròn tâm C bán kính BA, chúng cắt nhau ở D (D và B nằm khác phía đối với AC). Chứng minh rằng AD // BC.
    Giải
    08.png
    Xét ∆ABC và ∆CDA, ta có:
    AB = CD (theo cách vẽ)
    AC cạnh chung
    BC = AD (theo cách vẽ)
    Suy ra: \(\Delta ABC{\rm{ }} = {\rm{ }}\Delta CDA{\rm{ }}\left( {c.c.c} \right) \Rightarrow \widehat {ACB} = \widehat {CA{\rm{D}}}\)
    Vậy: AD // BC (vì có cặp góc ở vị trí so le trong bằng nhau).

    Câu 35 trang 141 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1.
    Cho đường thẳng xy, các điểm B và C nằm trên xy, điểm A nằm ngoài xy. Dựa vào bài 34, hãy nêu cách vẽ đường thẳng đi qua A và nằm song song với BC.
    Giải
    09.png
    Nói AB, nửa mặt phẳng bờ BC có chứa điểm A.
    Vẽ cung tròn tâm A bán kính bằng BC.
    Vẽ cung tròn tâm C bán kính bằng AB.
    Hai cung tròn cắt nhau tại D.
    Kẻ đường thẳng AD ta có AD // xy.