Sách bài tập Toán 8 - Phần Hình học - Chương III - Bài 6. Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 35 trang 92 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Cho tam giác ABC có AB = 12cm, AC = 15cm, BC = 18cm.
    Trên cạnh AB, đặt đoạn thẳng AM = 10cm, trên cạnh AC đặt đoạn thẳng AN = 8cm. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
    01.jpg
    Giải:
    02.jpg
    Ta có: \({{AM} \over {AC}} = {{10} \over {15}} = {2 \over 3}\)
    \({{AN} \over {AB}} = {8 \over {12}} = {2 \over 3}\)
    Suy ra: \({{AM} \over {AC}} = {{AN} \over {AB}}\)
    Xét ∆ ABC và ∆ AMN, ta có:
    \(\widehat A\) chung
    \({{AM} \over {AC}} = {{AN} \over {AB}}\)
    Suy ra: ∆ AMN đồng dạng ∆ ABC (c.g.c) \( \Rightarrow {{AN} \over {AB}} = {{MN} \over {BC}}\)
    Vậy MN = \({{AN.BC} \over {AB}} = {{8.18} \over {12}} = 12\) (cm).

    Câu 36 trang 92 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Hình thang ABCD (AB // CD) có AB = 4cm, CD = 16cm và BD = 8cm .
    Chứng minh \(\widehat {BAD} = \widehat {DBC}\) và BC = 2 AD.
    03.jpg
    Giải:
    Ta có:
    \(\eqalign{ & {{AB} \over {BD}} = {4 \over 8} = {1 \over 2} \cr & {{BD} \over {DC}} = {8 \over {16}} = {1 \over 2} \cr} \)
    Suy ra: \({{AB} \over {BD}} = {{BD} \over {DC}} = {1 \over 2}\)
    Xét ∆ ABD và ∆ BDC, ta có:
    \(\widehat {ABD} = \widehat {BDC}\) (so le trong)
    \({{AB} \over {BD}} = {{BD} \over {DC}}\) (chứng minh trên )
    Vậy ∆ ABD đồng dạng ∆ BDC (c.g.c) \( \Rightarrow \widehat {BAD} = \widehat {DBC}\)
    Tỉ số đồng dạng k \( = {1 \over 2}\)
    Ta có: \({{AC} \over {BC}} = {1 \over 2}\), suy ra : BC = 2AD.

    Câu 37 trang 92 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 60^\circ \) , AB = 6cm, AC = 9cm
    a. Dựng tam giác đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số đồng dạng k = \({1 \over 3}\)
    b. Hãy nêu một vài cách dựng khác và vẽ hình trong từng trường hợp cụ thể.
    04.jpg
    Giải:
    Cách dựng:
    - Trên cạnh AB dựng điểm B’ sao cho AB’ = 2cm.
    - Trên cạnh AC dựng điểm C’ sao cho AC’ = 3cm.
    - Nối B’C’.
    Khi đó AB’C’ là tam giác cần dựng.
    Chứng minh:
    Theo cách dựng, ta có:
    \({{AB'} \over {AB}} = {2 \over 6} = {1 \over 3}\)
    \({{AC'} \over {AC}} = {3 \over 9} = {1 \over 3}\)
    Suy ra: \({{AB'} \over {AB}} = {{AC'} \over {AC}}\)
    Lại có: \(\widehat A\) chung
    Vậy ∆ AB’C’ đồng dạng ∆ ABC (c.g.c)
    b. Hình vẽ minh họa như sau:
    05.jpg

    Câu 38 trang 92 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Cho tam giác ABC có AB = 10cm, AC = 20cm. Trên cạnh AC, đặt đoạn thẳng AD = 5cm.
    Chứng minh \(\widehat {ABD} = \widehat {ACB}\).
    06.jpg
    Giải:
    Ta có:
    \(\eqalign{ & {{AD} \over {AB}} = {5 \over {10}} = {1 \over 2} \cr & {{AB} \over {AC}} = {{10} \over {20}} = {1 \over 2} \cr} \)
    Suy ra: \({{AD} \over {AB}} = {{AB} \over {AC}}\)
    Xét ∆ ADB và ∆ ABC, ta có:
    \(\widehat A\) chung
    \({{AD} \over {AB}} = {{AB} \over {AC}}\) (chứng minh trên )
    Suy ra: ∆ ADB đồng dạng ∆ ABC (c.g.c)
    Vậy \(\widehat {ABD} = \widehat {ACB}.\)

    Câu 6.1 trang 92 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Hình bs.4 cho biết Oz là phân giác của góc xOy, OA = 9cm, OB = 12cm, OC = 16cm, AB = 6cm.
    07.jpg
    Độ dài của đoạn thẳng BC là m bằng:
    A. 7,5cm
    B. 8cm
    C. 8,5cm
    D. 9cm
    Hãy chọn kết quả đúng.
    Giải:

    Chọn B

    Câu 6.2 trang 93 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Hình bình hành ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O và AC = 2.AB.
    a. Vẽ trung tuyến BE của tam giác ABO. Chứng minh rằng \(\widehat {ABE} = \widehat {ACB}\).
    b. Gọi M là trung điểm của cạnh BC, chứng minh rằng EM vuông góc với đường chéo BD.
    Giải:
    08.jpg
    a. Vì ABCD là hình bình hành và E là trung điểm của AO (vì BE là trung tuyến của tam giác ABO) nên ta có:
    \(\eqalign{ & AO = CO = {1 \over 2}AC; \cr & AE = {1 \over 2}AO. \cr} \)
    Mặt khác, theo giả thiết AC = 2AB nên dễ thấy AB = AO và do đó \(AE = {1 \over 2}AB\)
    Xét hai tam giác AEB và ABC, ta có:
    Góc A chung
    \({{AE} \over {AB}} = {{AB} \over {AC}} = {1 \over 2}\)
    Vậy ∆ AEB đồng dạng ∆ ABC (c.g.c)
    Suy ra: hai góc tương ứng bằng nhau \(\widehat {ABE} = \widehat {ACB}\) (đpcm)
    b. Theo chứng minh ở câu a. ∆ AEB đồng dạng ∆ ABC theo tỉ số k = \({1 \over 2}\) nên dễ thấy \(BE = {1 \over 2}BC\) hay BE = BM
    Suy ra: ∆ BEM cân tại B.
    Xét tam giác EBC có:
    \({{BE} \over {BC}} = {{OE} \over {OC}} = {1 \over 2}\)
    Suy ra: OB là đường phân giác góc EBC
    BO là đường phân giác góc ở đỉnh của tam giác cân BEM nên BO vuông góc với cạnh đáy EM (đpcm).