Sách bài tập Toán 8 - Phần Hình học - Chương IV - Bài 4. Hình lăng trụ đứng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 26 trang 138 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Trong các hình sau đây (h.118), hình vẽ nào biểu diễn một lăng trụ đứng ?
    01.png
    Giải:
    (hình 118 trang 138 sbt)
    Hình số (3), (4), (5) là hình lăng trụ đứng.

    Câu 27 trang 138 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Một lăng trụ đứng, đáy là tam giác thì lăng trụ đó có:
    A. 6 mặt, 9 cạnh, 5 đỉnh
    B. 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh
    C. 6 mặt, 5 cạnh, 9 đỉnh
    D. 5 mặt, 6 cạnh, 9 đỉnh.
    Ý nào ở trên là đúng ?
    Giải:

    Một lăng trụ đứng đáy là một tam giác thì lăng trụ đó có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh.
    Vậy chọn đáp án B.

    Câu 28 trang 138 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Hãy cho biết :
    a. Một lăng trụ đứng có sáu mặt thì đáy của lăng trụ đó là hình gì ?
    b. Một lăng trụ đứng có tám mặt thì đáy của lăng trụ đó là hình gì ?
    Giải:
    a. Một lăng trụ đứng có 6 mặt thì đáy là một tứ giác.
    b. Một lăng trụ đứng có 8 mặt thì đáy của lăng trụ đó là một lục giác.

    Câu 29 trang 139 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Hình 119 biểu diễn một lăng trụ đứng, đáy là tam giác. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng ?
    02.png

    A. Các cạnh bên AB và AD vuông góc với nhau;
    B. Các cạnh bên BE và EF vuông góc với nhau;
    C. Các cạnh bên AC và DF vuông góc với nhau;
    D. Các cạnh bên AC và DF song song với nhau;
    E. Hai mặt phẳng (ABC) và (DEF) song song với nhau;
    G. Hai mặt phẳng (ACFD) và (BCFE) song song với nhau;
    H. Hai mặt phẳng (ABED) và (DEF) vuông góc với nhau.
    Giải:
    (hình 119 trang 139 sbt)
    a. Sai vì AB không phải là cạnh bên.
    b. Sai vì EF không phải là cạnh bên.
    c. Sai vì AC và DF không phải là cạnh bên và không vuông góc.
    d. Sai vì AC và DF không phải là cạnh bên.
    e. Đúng vì mp(ABC) // mp(DEF).
    f. Sai vì mp(ACFD) và mp(BCFE) cắt nhau.
    g. Đúng vì mp(ABED) và mp(DEF) vuông góc với nhau.

    Câu 30 trang 139 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    ABCD.XYHK là một lăng trụ đứng, đáy là hình chữ nhật (h.120)
    03.png
    a. Quan sát hình và chỉ ra những cặp mặt phẳng
    song song với nhau.
    b. Những cặp mặt phẳng nào vuông góc với nhau ?
    c. Hai mặt (BCHY) và (KXYH) có vuông góc
    với nhau hay không ?
    d. Sử dụng kí hiệu // và ⊥ để điền vào các ô trống ở bảng sau :
    04.jpg
    Giải:
    a. Những cặp mặt phẳng song song với nhau là:
    mp (ABCD) và mp (XYHK)
    mp (ADKX) và mp (BCHY)
    mp (ABYX) và mp (CDKH)
    b. Những cặp mặt phẳng vuông góc với nhau là:
    mp (ABCD) và mp (ADKX); mp (XYHK) và mp (ADKX)
    mp (ABCD) và mp (ABYX); mp (XYHK) và mp (ABYX)
    mp (ABCD) và mp (BCHY); mp (XYHK) và mp (BCHY)
    mp (ABCD) và mp (CDKH); mp (XYHK) và mp (CDKH)
    mp (ADKX) và mp (CDKH); mp (ADKX) và mp (ABYX)
    mp (BCHY) và mp (CDKH); mp (BCHY) và mp (ABYX)
    c. Hai mặt phẳng (BCHY) và (KXYH) vuông góc với nhau.
    d.
    05.jpg

    Câu 31 trang 140 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2.
    Quan sát các hình khai triển trên hình 121 rồi cho biết: Cạnh nào sẽ được ghép với cạnh AB để có được hình lăng trụ đứng ? (Sử dụng các số cho trên hình).
    06.png
    Giải:
    (hình 121 trang 140 sbt)
    Hình a có 5 mặt ghép thành lăng trụ đứng có đáy là tam giác thì cạnh 2 sẽ được ghép với cạnh AB ta được lăng trụ đứng.
    Hình b có 5 mặt ghép thành lăng trụ đứng có đáy là tam giác có cạnh là AB nên cạnh số 1 ghép với cạnh AB ta được lăng trụ đứng.