Sách bài tập Toán 9 - Phần Đại số - Chương I - Ôn tập chương I

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 96 trang 21 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Nếu x thỏa mãn điều kiện:
    \(\sqrt {3 + \sqrt x } = 3\)
    Thì x nhận giá trị là
    (A) 0 ;
    (B) 6 ;
    (C) 9 ;
    (D) 36 .
    Hãy chon câu trả lời đúng.
    Gợi ý làm bài
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & \sqrt {3 + \sqrt x } = 3 \Leftrightarrow 3 + \sqrt x = 9 \cr
    & \Leftrightarrow \sqrt x = 6 \Leftrightarrow x = 36 \cr} \)
    Vậy chọn đáp án D.

    Câu 97 trang 21 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Biểu thức
    \(\sqrt {{{3 - \sqrt 5 } \over {3 + \sqrt 5 }}} + \sqrt {{{3 + \sqrt 5 } \over {3 - \sqrt 5 }}} \)
    Có giá trị là
    (A) 3 ;
    (B) 6 ;
    (C) \(\sqrt 5 \);
    (D) \( - \sqrt 5 \).
    Hãy chọn câu trả lời đúng.
    Gợi ý làm bài
    Chọn đáp án A.

    Câu 98 trang 21 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Chứng minh các đẳng thức:
    a) \(\sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {2 - \sqrt 3 } = \sqrt 6 \)
    b) \(\sqrt {{4 \over {{{\left( {2 - \sqrt 5 } \right)}^2}}}} - \sqrt {{4 \over {{{\left( {2 + \sqrt 5 } \right)}^2}}}} = 8.\)
    Gợi ý làm bài
    a) Ta có: \(4 > 3 \Rightarrow \sqrt 4 > \sqrt 3 \Rightarrow 2 > \sqrt 3 > 0\)
    Suy ra: \(\sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {2 - \sqrt 3 } > 0\)
    Ta có:
    \({\left( {\sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {2 - \sqrt 3 } } \right)^2} = 2 + \sqrt 3 + 2\sqrt {2 + \sqrt 3 } .\sqrt {2 - \sqrt 3 } + 2 - \sqrt 3 \)
    \( = 4 + 2\sqrt {4 - 3} = 4 + 2\sqrt 1 = 4 + 2 = 6\)
    \({\left( {\sqrt 6 } \right)^2} = 6\)
    Vì \({\left( {\sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {2 - \sqrt 3 } } \right)^2} = {\left( {\sqrt 6 } \right)^2}\) nên \(\sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {2 - \sqrt 3 } = \sqrt 6 \)
    b) Ta có:
    \(\sqrt {{4 \over {{{\left( {2 - \sqrt 5 } \right)}^2}}}} - \sqrt {{4 \over {{{\left( {2 + \sqrt 5 } \right)}^2}}}} = {{\sqrt 4 } \over {\sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 5 } \right)}^2}} }} - {{\sqrt 4 } \over {\sqrt {{{\left( {2 + \sqrt 5 } \right)}^2}} }}\)
    \( = {2 \over {\left| {2 - \sqrt 5 } \right|}} - {2 \over {\left| {2 + \sqrt 5 } \right|}} = {2 \over {\sqrt 5 - 2}} - {2 \over {\sqrt 5 + 2}}\)
    \( = {{2\left( {\sqrt 5 + 2} \right) - 2\left( {\sqrt 5 - 2} \right)} \over {\left( {\sqrt 5 + 2} \right)\left( {\sqrt 5 - 2} \right)}} = {{2\sqrt 5 + 4 - 2\sqrt {5 + 4} } \over {5 - 4}} = 8\)
    Vế trái bằng vế phải nên đẳng thức được chứng minh.

    Câu 99 trang 21 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho:
    \(A = {{\sqrt {4{x^2} - 4x + 1} } \over {4x - 2}}.\)
    Chứng minh: \(\left| A \right| = 0,5\) với \(x \ne 0,5.\)
    Gợi ý làm bài
    Ta có:
    \(A = {{\sqrt {4{x^2} - 4x + 1} } \over {4x - 2}} = {{\sqrt {{{\left( {2x - 1} \right)}^2}} } \over {4x - 2}} = {{\left| {2x - 1} \right|} \over {2\left( {2x - 1} \right)}}\)
    - Nếu : \(\eqalign{
    & 2x - 1 \ge 0 \Leftrightarrow 2x \ge 1 \cr
    & \Leftrightarrow x \ge {1 \over 2} \Leftrightarrow x \ge 0,5 \cr} \)
    Suy ra: \(\left| {2x - 1} \right| = 2x - 1\)
    Ta có: \(A = {{\left| {2x - 1} \right|} \over {2\left( {2x - 1} \right)}} = {{2x - 1} \over {2\left( {2x - 1} \right)}} = {1 \over 2} = 0,5\)
    - Nếu: \(\eqalign{
    & 2x - 1 < 0 \Leftrightarrow 2x < 1 \cr
    & \Leftrightarrow x < {1 \over 2} \Leftrightarrow x < 0,5 \cr} \)
    Suy ra: \(\left| {2x - 1} \right| = - (2x - 1)\)
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & A = {{\left| {2x - 1} \right|} \over {2\left( {2x - 1} \right)}} = {{ - \left( {2x - 1} \right)} \over {2\left( {2x - 1} \right)}} = {1 \over 2} = - 0,5 \cr
    & \Rightarrow \left| A \right| = \left| { - 0,5} \right| = 0,5 \cr} \)

    Câu 100 trang 22 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Rút gọn các biểu thức:
    a) \(\sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} + \sqrt {4 - 2\sqrt 3 } ;\)
    b) \(\sqrt {15 - 6\sqrt 6 } + \sqrt {33 - 12\sqrt 6 } ;\)
    c) \(\left( {15\sqrt {200} - 3\sqrt {450} + 2\sqrt {50} } \right):\sqrt {10} .\)
    Gợi ý làm bài
    a)
    \(\eqalign{
    & \sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} + \sqrt {4 - 2\sqrt 3 } \cr
    & = \left| {2 - \sqrt 3 } \right| + \sqrt {3 - 2\sqrt 3 + 1} \cr} \)
    \(\eqalign{
    & = 2 - \sqrt 3 + \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)}^2}} \cr
    & = 2 - \sqrt 3 + \left| {\sqrt 3 - 1} \right| \cr} \)
    \( = 2 - \sqrt 3 + \sqrt 3 - 1 = 1\)
    b)
    \(\eqalign{
    & \sqrt {15 - 6\sqrt 6 } + \sqrt {33 - 12\sqrt 6 } \cr
    & = \sqrt {9 - 2.3\sqrt 6 + 6} + \sqrt {9 - 2.3.2\sqrt 6 + 24} \cr} \)
    \(\eqalign{
    & = \sqrt {{{\left( {3 - \sqrt 6 } \right)}^2}} + \sqrt {{{\left( {3 - \sqrt 6 } \right)}^2}} \cr
    & = \left| {3 - \sqrt 6 } \right| + \left| {3 - 2\sqrt 6 } \right| \cr} \)
    \( = 3 - \sqrt 6 + 2\sqrt 6 - 3 = \sqrt 6 \)
    c)
    \(\eqalign{
    & \left( {15\sqrt {200} - 3\sqrt {450} + 2\sqrt {50} } \right):\sqrt {10} \cr
    & = 15\sqrt {{{200} \over {10}}} - 3\sqrt {{{450} \over {10}}} + 2\sqrt {{{50} \over {10}}} \cr} \)
    \(\eqalign{
    & = 15\sqrt {20} - 3\sqrt {45} + 2\sqrt 5 \cr
    & = 15\sqrt {4.5} - 3\sqrt {9.5} + 2\sqrt 5 \cr} \)
    \(\eqalign{
    & = 15.2\sqrt 5 - 3.3\sqrt 5 + 2\sqrt 5 \cr
    & = 30\sqrt 5 - 9\sqrt 5 + 2\sqrt 5 = 23\sqrt 5 \cr} \)

    Câu 101 trang 22 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    a) Chứng minh:
    \(x - 4\sqrt {x - 4} = {\left( {\sqrt {x - 4} - 2} \right)^2};\)
    b) Tìm điều kiện xác định và rút gọn biểu thức:
    \(\sqrt {x + 4\sqrt {x - 4} } + \sqrt {x - 4\sqrt {x - 4} } .\)
    Gợi ý làm bài
    a) Ta có:
    \(x - 4\sqrt {x - 4} = \left( {x - 4} \right) - 2.2\sqrt {x - 4} + 4\)
    \( = {\left( {\sqrt {x - 4} } \right)^2} - 2.2\sqrt {x - 4} + {2^2} = {\left( {\sqrt {x - 4} - 2} \right)^2}\)
    Vế trái bằng vế phải nên đẳng thức được chứng minh.
    b) A xác định khi: \(x - 4 \ge 0\) và \(x - 4\sqrt {x - 4} \ge 0\)
    \(x - 4 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 4\)
    \(\eqalign{
    & x - 4\sqrt {x - 4} = \left( {x - 4} \right) - 2.2\sqrt {x - 4} + 4 \cr
    & = {\left( {\sqrt {x - 4} - 2} \right)^2} \ge 0 \cr} \)
    Ta có:
    \(A = \sqrt {x + 4\sqrt {x - 4} } + \sqrt {x - 4\sqrt {x - 4} } \)
    \( = \sqrt {{{\left( {\sqrt {x - 4} + 2} \right)}^2}} + \sqrt {{{\left( {\sqrt {x - 4} - 2} \right)}^2}} \)
    \( = \left| {\sqrt {x - 4} + 2} \right| + \left| {\sqrt {x - 4} - 2} \right|\)
    \( = \sqrt {x - 4} + 2 + \left| {\sqrt {x - 4} - 2} \right|\)
    - Nếu
    \(\eqalign{
    & \sqrt {x - 4} - 2 \ge 0 \Leftrightarrow \sqrt {x - 4} \ge 2 \cr
    & \Leftrightarrow x - 4 \ge 4 \Leftrightarrow x \ge 8 \cr} \)
    thì: \(\left| {\sqrt {x - 4} - 2} \right| = \sqrt {x - 4} - 2\)
    Ta có: \(A = \sqrt {x - 4} + 2 + \sqrt {x - 4} - 2 = 2\sqrt {x - 4} \)
    - Nếu:
    \(\eqalign{
    & \sqrt {x - 4} - 2 < 0 \Leftrightarrow \sqrt {x - 4} < 2 \cr
    & \Leftrightarrow x - 4 < 4 \Leftrightarrow x < 8 \cr} \)
    thì \(\left| {\sqrt {x - 4} - 2} \right| = 2 - \sqrt {x - 4} \)
    Ta có: \(A = \sqrt {x - 4} + 2 + 2 - \sqrt {x - 4} = 4\)

    Câu 102 trang 22 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Tìm điều kiện xác định của các biểu thức sau:
    \(A = \sqrt x + \sqrt {x + 1} \);
    \(B = \sqrt {x + 4} + \sqrt {x - 1} .\)
    a) Chứng minh rằng \(A \ge 1\) và \(B \ge \sqrt 5 \);
    b) Tìm x, biết:
    \(\sqrt x = \sqrt {x + 1} = 1\);
    \(\sqrt {x + 4} + \sqrt {x - 1} = 2\)
    Gợi ý làm bài
    \(A = \sqrt x + \sqrt {x + 1} \) xác định khi và chỉ khi:
    \(\left\{ \matrix{
    x \ge 0 \hfill \cr
    x + 1 \ge 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    x \ge 0 \hfill \cr
    x \ge 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \,x \ge 0\)
    \(B = \sqrt {x + 4} + \sqrt {x - 1} \) xác định khi và chỉ khi:
    \(\left\{ \matrix{
    x + 4 \ge 0 \hfill \cr
    x - 1 \ge 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    x \ge - 4 \hfill \cr
    x \ge 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \sqrt {x + 1} \ge 1\)
    a) Với \(x \ge 0\) ta có: \(x + 1 \ge 1 \Rightarrow \sqrt {x + 1} \ge 1\)
    Suy ra: \(A = \sqrt x + \sqrt {x + 1} \ge 1\)
    Với \(x \ge 1\) ta có:
    \(x + 4 \ge 1 + 4 \Leftrightarrow x + 4 \ge 5 \Leftrightarrow \sqrt {x + 4} \ge \sqrt 5 \)
    Suy ra: \(B = \sqrt {x + 4} + \sqrt {x - 1} \ge 5\)
    b.*\(\sqrt x + \sqrt {x + 1} = 1\)
    Điều kiện : \(x \ge 0\)
    Ta có: \(\sqrt x + \sqrt {x + 1} \ge 1\)
    Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi: \(\sqrt x = 0\) và \(\sqrt {x + 1} = 1\)
    Suy ra: x = 0
    * \(\sqrt {x + 4} + \sqrt {x - 1} = 2\)
    Ta có: \(\sqrt {x + 4} + \sqrt {x - 1} \ge \sqrt 5 \)
    Mà: \(\sqrt 5 > \sqrt 4 \Leftrightarrow \sqrt 5 > 2\)
    Vậy không có giá trị nào của x để \(\sqrt {x + 4} + \sqrt {x - 1} = 2\) .

    Câu 103 trang 22 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Chứng minh
    \(x - \sqrt x + 1 = {\left( {\sqrt x - {1 \over 2}} \right)^2} + {3 \over 4}\) với x > 0
    Từ đó, cho biết biểu thức \({1 \over {x - \sqrt x + 1}}\) có giá trị lớn nhất là bao nhiêu ?
    Giá trị đó đạt được khi x bằng bao nhiêu ?
    Gợi ý làm bài:
    Ta có: \({\left( {\sqrt x - {1 \over 2}} \right)^2} + {3 \over 4} = x - \sqrt x + {1 \over 4} + {3 \over 4} = x - \sqrt x + 1\)
    Vế trái bằng vế phải nên đẳng thức được chứng minh.
    Ta có: \({1 \over {x - \sqrt x + 1}} = {1 \over {{{\left( {\sqrt x - {1 \over 2}} \right)}^2} + {3 \over 4}}}\) có giá trị lớn nhất khi và chỉ khi \({\left( {\sqrt x - {1 \over 2}} \right)^2} + {3 \over 4}\) bé nhất.
    Vì \({\left( {\sqrt x - {1 \over 2}} \right)^2} \ge 0\) nên \({\left( {\sqrt x - {1 \over 2}} \right)^2} + {3 \over 4} \ge {3 \over 4}\)
    Ta có \({\left( {\sqrt x - {1 \over 2}} \right)^2} + {3 \over 4} \ge {3 \over 4}\) bé nhất bằng \({3 \over 4}\)
    Khi đó: \({1 \over {x - \sqrt x + 1}} = {1 \over {{3 \over 4}}} = {4 \over 3} \Rightarrow \sqrt x - {1 \over 2} = 0 \Rightarrow x = {1 \over 4}\)
    Vậy \({1 \over {x - \sqrt x + 1}}\) có giá trị lớn nhất bằng \({4 \over 3}\) khi \(x = {1 \over 4}\).

    Câu 104 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Tìm số x nguyên để biểu thức \({{\sqrt x + 1} \over {\sqrt x - 3}}\) nhận giá trị nguyên.
    Gợi ý làm bài:
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & {{\sqrt x + 1} \over {\sqrt x - 3}} = {{\sqrt x - 3 + 4} \over {\sqrt x - 3}} \cr
    & = 1 + {4 \over {\sqrt x - 3}} \cr}\)
    Để \(1 + {4 \over {\sqrt x - 3}}\) nhận giá trị nguyên thì \({4 \over {\sqrt x - 3}}\) phải có giá trị nguyên.
    Vì x nguyên nên \(\sqrt x \) là số nguyên hoặc số vô tỉ.
    *Nếu \(\sqrt x \) là số vô tỉ thì \(\sqrt x - 3\) là số vô tỉ nên \({4 \over {\sqrt x - 3}}\) không có giá trị nguyên.
    Trường hợp này không có giá trị nào của x để biểu thức nhận giá trị nguyên.
    *Nếu \(\sqrt x \) là số nguyên thì \(\sqrt x - 3\) là số nguyên. Vậy để \({4 \over {\sqrt x - 3}}\) nguyên thì \(\sqrt x - 3\) phải là ước của 4.
    Đồng thời \(x \ge 0\) suy ra: \(\sqrt x \ge 0\)
    Ta có: Ư(4) = \({\rm{\{ }} - 4; - 2; - 1;1;2;4{\rm{\} }}\)
    Suy ra: \(\sqrt x - 3 = - 4 \Rightarrow \sqrt x = - 1\) (loại)
    \(\eqalign{
    & \sqrt x - 3 = - 2 \Rightarrow \sqrt x = 1 \Rightarrow x = 1 \cr
    & \sqrt x - 3 = - 1 \Rightarrow \sqrt x = 2 \Rightarrow x = 4 \cr
    & \sqrt x - 3 = - 1 \Rightarrow \sqrt x = 4 \Rightarrow x = 16 \cr
    & \sqrt x - 3 = 1 \Rightarrow \sqrt x = 4 \Rightarrow x = 16 \cr
    & \sqrt x - 3 = 2 \Rightarrow \sqrt x = 5 \Rightarrow x = 25 \cr
    & \sqrt x - 3 = 4 \Rightarrow \sqrt x = 7 \Rightarrow x = 49 \cr} \)
    Vậy với \(x \in {\rm{\{ }}1;4;16;25;49\} \) thì biểu thức \({{\sqrt x + 1} \over {\sqrt x - 3}}\) nhận giá trị nguyên

    Câu 105 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Chứng minh các đẳng thức (với a, b không âm và a ≠b )
    a) \({{\sqrt a + \sqrt b } \over {2\sqrt a - 2\sqrt b }} - {{\sqrt a - \sqrt b } \over {2\sqrt a + 2\sqrt b }} - {{2b} \over {b - a}} = {{2\sqrt b } \over {\sqrt a - \sqrt b }}\);
    b) \(\left( {{{a\sqrt a + b\sqrt b } \over {\sqrt a + \sqrt b }} - \sqrt {ab} } \right){\left( {{{\sqrt a + \sqrt b } \over {a - b}}} \right)^2} = 1.\)
    Gợi ý làm bài:
    a) Ta có:
    \(\eqalign{
    & {{\sqrt a + \sqrt b } \over {2\sqrt a - 2\sqrt b }} - {{\sqrt a - \sqrt b } \over {2\sqrt a + 2\sqrt b }} - {{2b} \over {b - a}} \cr
    & = {{\sqrt a + \sqrt b } \over {2\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}} - {{\sqrt a - \sqrt b } \over {2\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}} - {{2b} \over {b - a}} \cr
    & = {{{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}^2} - {{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^2}} \over {2\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}} + {{2b} \over {\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}} \cr
    & = {{{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}^2} - {{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^2} + 4b} \over {2\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}} \cr
    & = {{a + 2\sqrt {ab} + b - a + 2\sqrt {ab} - b + 4b} \over {2\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}} \cr
    & = {{4\sqrt {ab} + 4b} \over {2\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}} \cr
    & = {{4\sqrt b \left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)} \over {2\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}} \cr
    & = {{2\sqrt b } \over {\sqrt a - \sqrt b }} \cr} \)
    (với a, b không âm và a ≠b )
    Vế trái bằng vế phải nên đẳng thức được chứng minh.
    b. Ta có:
    \(\eqalign{
    & \left( {{{a\sqrt a + b\sqrt b } \over {\sqrt a + \sqrt b }} - \sqrt {ab} } \right){\left( {{{\sqrt a + \sqrt b } \over {a - b}}} \right)^2} \cr
    & = \left( {{{\sqrt {{a^3}} + \sqrt {{b^3}} } \over {\sqrt a + \sqrt b }} - \sqrt {ab} } \right){\left[ {{{\sqrt a + \sqrt b } \over {\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}}} \right]^2} \cr
    & = \left[ {{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)\left( {\sqrt {{a^2}} - \sqrt {ab} + \sqrt {{b^2}} } \right)} \over {\sqrt a + \sqrt b }} - \sqrt {ab} } \right]{\left( {{1 \over {\sqrt a - \sqrt b }}} \right)^2} \cr
    & = \left( {\sqrt {{a^2}} - \sqrt {ab} + \sqrt {{b^2}} - \sqrt {ab} } \right){1 \over {{{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^2}}} \cr
    & = {{{{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^2}} \over {{{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^2}}} = 1 \cr} \)
    (với a, b không âm và a ≠b )
    Vế trái bằng vế phải nên đẳng thức được chứng minh.

    Câu 106 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho biểu thức
    \(A = {{{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}^2} - 4\sqrt {ab} } \over {\sqrt a - \sqrt b }} - {{a\sqrt b + b\sqrt a } \over {\sqrt {ab} }}.\)
    a) Tìm điều kiện để A có nghĩa.
    b) Khi A có nghĩa , chứng tỏ giá trị của A không phụ thuộc vào a.
    Gợi ý làm bài:
    a) Biểu thức A có nghĩa khi và chỉ khi :
    \(\left\{ \matrix{
    a \ge 0 \hfill \cr
    b \ge 0 \hfill \cr
    \sqrt a - \sqrt b \ne 0 \hfill \cr
    \sqrt {ab} \ne 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    a \ge 0 \hfill \cr
    b \ge 0 \hfill \cr
    a \ne b \hfill \cr
    ab \ne 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    a \ge 0 \hfill \cr
    b \ge 0 \hfill \cr
    a \ne b \hfill \cr} \right.\)
    Vậy \(a \ge 0,b \ge 0\) và \(a \ne b\) thì A có nghĩa.
    b) Ta có :
    \(\eqalign{
    & A = {{{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}^2} - 4\sqrt {ab} } \over {\sqrt a - \sqrt b }} - {{a\sqrt b + b\sqrt a } \over {\sqrt {ab} }} \cr
    & = {{\sqrt {{a^2}} + 2\sqrt {ab} + \sqrt {{b^2}} - 4\sqrt {ab} } \over {\sqrt a - \sqrt b }} - {{\sqrt {{a^2}b} + \sqrt {a{b^2}} } \over {\sqrt {ab} }} \cr
    & = {{\sqrt {{a^2}} - 2\sqrt {ab} + \sqrt {{b^2}} } \over {\sqrt a - \sqrt b }} - {{\sqrt {ab} (\sqrt a + \sqrt b )} \over {\sqrt {ab} }} \cr
    & = {{{{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^2}} \over {\sqrt a - \sqrt b }} - \left( {\sqrt a + \sqrt b } \right) \cr
    & = \sqrt a - \sqrt b - \sqrt a - \sqrt b = - 2\sqrt b \cr}\)
    Vậy giá trị của A không phu thuộc vào a.

    Câu 107 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho biểu thức
    \(B = \left( {{{2x + 1} \over {\sqrt {{x^3}} - 1}} - {{\sqrt x } \over {x + \sqrt x + 1}}} \right)\left( {{{1 + \sqrt {{x^3}} } \over {1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right)\) với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\) .
    a) Rút gọn B ;
    b) Tìm x để B = 3.
    Gợi ý làm bài:
    a) Ta có:
    \(\eqalign{
    & B = \left( {{{2x + 1} \over {{{\sqrt x }^3} - 1}} - {{\sqrt x } \over {x + \sqrt x + 1}}} \right)\left( {{{1 + \sqrt {{x^3}} } \over {1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right) \cr
    & = \left[ {{{2x + 1} \over {\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}} - {{\sqrt x } \over {x + \sqrt x + 1}}} \right]\left[ {{{\left( {1 + \sqrt x } \right)\left( {1 - \sqrt x + \sqrt {{x^2}} } \right)} \over {1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right] \cr
    & = {{2x + 1 - \sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right)} \over {\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}}.\left( {1 - \sqrt x + \sqrt {{x^2}} - \sqrt x } \right) \cr
    & = {{2x + 1 - x + \sqrt x } \over {\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}}.{\left( {\sqrt x - 1} \right)^2} \cr
    & = {{\left( {x + \sqrt x + 1} \right){{\left( {\sqrt x - 1} \right)}^2}} \over {\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}} \cr} \)
    \( = \sqrt x - 1\) (với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\)
    b) Với B = 3 ta có: \(\sqrt x - 1 = 3 \Leftrightarrow \sqrt x = 4 \Leftrightarrow x = 16\)

    Câu 108 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho biểu thức:
    \(C = \left( {{{\sqrt x } \over {3 + \sqrt x }} + {{x + 9} \over {9 - x}}} \right):\left( {{{3\sqrt x + 1} \over {x - 3\sqrt x }} - {1 \over {\sqrt x }}} \right)\) với \(x > 0\) và \(x \ne 9\)
    a) Rút gọn C
    b) Tìm x sao cho C < -1.
    Gợi ý làm bài:
    a) Ta có:
    \(\eqalign{
    & C = \left( {{{\sqrt x } \over {3 + \sqrt x }} + {{x + 9} \over {9 - x}}} \right):\left( {{{3\sqrt x + 1} \over {x - 3\sqrt x }} - {1 \over {\sqrt x }}} \right) \cr
    & = \left[ {{{\sqrt x } \over {3 + \sqrt x }} + {{x + 9} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}} \right]:\left[ {{{3\sqrt x + 1} \over {\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right)}} - {1 \over {\sqrt x }}} \right] \cr
    & = {{\sqrt x \left( {3 - \sqrt x } \right) + x + 9} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}:{{3\sqrt x + 1 - \left( {\sqrt x - 3} \right)} \over {\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right)}} \cr
    & = {{3\sqrt x - x + x + 9} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}:{{2\sqrt x + 4} \over {\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right)}} \cr
    & = {{3\sqrt x + 9} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}.{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right)} \over {2\sqrt x + 4}} \cr
    & = {{3\left( {\sqrt x + 3} \right)} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}.{{ - \sqrt x \left( {3 - \sqrt x } \right)} \over {2\sqrt x + 4}} \cr} \)
    \(= {{ - 3\sqrt x } \over {2\sqrt x + 4}}\) (với \(x > 0\) và \(x \ne 9\)
    b) Với \(C < - 1\) ta có:
    \({{ - 3\sqrt x } \over {2\sqrt x + 4}} < - 1 \Leftrightarrow {{ - 3\sqrt x } \over {2\sqrt x + 4}} + 1 < 0\)
    \(\Leftrightarrow {{ - 3\sqrt x + 2\sqrt x + 4} \over {2\sqrt x + 4}} < 0 \Leftrightarrow {{4 - \sqrt x } \over {2\sqrt x + 4}} < 0\)
    Vì \(x > 0\) nên \(\sqrt x > 0\)
    Khi đó: \(2\sqrt x + 4 > 0\)
    Suy ra: \(4 - \sqrt x < 0 \Leftrightarrow \sqrt x > 4 \Leftrightarrow x > 16\)
    Vậy với \(x > 16\) thì C < -1.