Sách bài tập Toán 9 - Phần Hình học - Chương II - Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 42 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Dùng thước và compa, hãy dựng các điểm B và C thuộc đường tròn (O) sao cho AB và AC là các tiếp tuyến của đường tròn (O).
    Giải:
    01.jpg
    * Phân tích
    Giả sử tiếp tuyến AB và AC cần dựng thỏa mãn điều kiện bài toán.
    Ta có: AB ⊥ OB \(\widehat {ABO} = 90^\circ \)
    \(AC \bot OC \Rightarrow \widehat {ACO} = 90^\circ \)
    Tam giác ABO có \(\widehat {ABO} = 90^\circ \) nội tiếp trong đường tròn đường kính AO và tam giác ACO có \(\widehat {ACO} = 90^\circ \) nội tiếp trong đường tròn đường kính AO.
    Suy ra B và C là giao điểm của đường tròn đường kính AO với đường tròn (O).
    * Cách dựng
    − Dựng I là trung điểm của OA.
    − Dựng đường tròn ( I; IO) cắt đường tròn (O) tại B và C.
    − Nối AB, AC ta được hai tiếp tuyến cần dựng.
    * Chứng minh
    Tam giác ABO nội tiếp trong đường tròn (I) có OA là đường kính nên: \(\widehat {ABO} = 90^\circ \)
    Suy ra: AB ⊥ OB tại B nên AB là tiếp tuyến của đường tròn (O).
    Tam giác ACO nội tiếp trong đường tròn (I) có OA là đường kính nên : \(\widehat {ACO} = 90^\circ \)
    Suy ra: AC ⊥ OC tại C nên AC là tiếp tuyến của đường tròn (O)
    * Biện luận
    Luôn dựng được đường tròn tâm I, cắt đường tròn tâm O tại hai điểm B và C và luôn có AB, AC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O).

    Câu 43 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Dựng đường tròn (O) đi qua A và B, nhận đường thẳng d làm tiếp tuyến.
    Giải:
    02.jpg
    * Phân tích
    − Giả sử dựng được đường tròn (O) qua A, B và tiếp xúc với d. Khi đó đường tròn (O) phải tiếp xúc với d tại A.
    − Đường tròn (O) đi qua A và B nên tâm O nằm trên đường trung trực của AB.
    − Đường tròn (O) tiếp xúc với d tại A nên điểm O nằm trên đường thẳng vuông góc với d tại điểm A.
    * Cách dựng
    − Dựng đường thẳng trung trực của AB.
    − Dựng đường thẳng đi qua A và vuông góc với d. Đường thẳng này cắt đường trung trực của AB tại O.
    − Dựa đường tròn ( O; OA) ta được đường tròn cần dựng.
    * Chứng minh
    Vì O nằm trên đường trung trực của AB nên OA = OB. Khi đó đường tròn (O; OA) đi qua hai điểm A và B.
    Ta có: OA vuông góc với d tại A nên d là tiếp tuyến của (O).
    Vậy (O) thỏa mãn điều kiện bài toán.

    Câu 44 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường tròn (B ; BA) và đường tròn (C ; CA), chúng cắt nhau tại điểm D (khác A). Chứng minh rằng CD là tiếp tuyến của đường tròn (B).
    Giải:
    03.jpg
    Xét hai tam giác ABC và DBC, ta có:
    BA = BD (bán kính của (B; BA))
    CA = CD (bán kính của (C; CA))
    BC chung
    Suy ra: ∆ABC = ∆DBC (c.c.c)
    Suy ra: \(\widehat {BAC} = \widehat {BDC}\)
    Mà \(\widehat {BAC} = 90^\circ \) (gt) \( \Rightarrow \widehat {BDC} = 90^\circ \)
    Suy ra: CD ⊥ BD tại D
    Vậy CD là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA).

    Câu 45 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho tam giác ABC cân tại A, các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Vẽ đường tròn (O) có đường kính AH. Chứng minh rằng:
    a) Điểm E nằm trên đường tròn(O);
    b) DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
    Giải:
    04.jpg
    a) Gọi O là trung điểm của AH
    Tam giác AEH vuông tại E có EO là đường trung tuyến nên:
    \( EO = OA = OH ={{AH} \over 2}\) (tính chất tam giác vuông)
    Vậy điểm E nằm trên đường tròn \(\left( {O;{{AH} \over 2}} \right)\)
    b) Ta có: OH = OE
    suy ra tam giác OHE cân tại O
    suy ra: \(\widehat {OEH} = \widehat {OHE}\) (1)
    Mà \(\widehat {BHD} = \widehat {OHE}\) (đối đỉnh) (2)
    Trong tam giác BDH ta có:
    \(\widehat {HDB} = 90^\circ \)
    Suy ra: \(\widehat {HBD} + \widehat {BHD} = 90^\circ \) (3)
    Từ (1), (2) và (3) suy ra:
    \(\widehat {OEH} + \widehat {HBD} = 90^\circ \) (4)
    Tam giác ABC cân tại A có AD ⊥ BC nên BD = CD
    Tam giác BCE vuông tại E có ED là đường trung tuyến nên:
    \(ED = BD = {{BC} \over 2}\) (tính chất tam giác vuông).
    Suy ra tam giác BDE cân tại D
    Suy ra: \(\widehat {BDE} = \widehat {DEB}\) (5)
    Từ (4) và (5) suy ra: \(\widehat {OEH} + \widehat {DEB} = 90^\circ \) hay \(\widehat {DEO} = 90^\circ \)
    Suy ra: DE ⊥ EO. Vậy DE là tiếp tuyến của đường tròn ((O).

    Câu 46 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho góc nhọn xOy, điểm A thuộc tia Ox. Dựng đường tròn tâm I tiếp xúc với Ox tại A và có tâm I nằm trên tia Oy.
    Giải:
    05.jpg
    * Phân tích
    Giả sử đường tròn tâm I dựng được thỏa mãn điều kiện bài toán.
    − Đường tròn tâm I tiếp xúc với Ox tại A nên I nằm trên đường thẳng vuông góc với Ox kẻ từ A.
    − Tâm I nằm trên tia Oy nên I là giao điểm của Oy và đường thẳng vuông góc với Ox tại A.
    * Cách dựng
    − Dựng đường vuông góc với Ox tại A cắt Oy tại I.
    − Dựng đường tròn (I; IA).
    * Chứng minh
    Ta có: I thuộc Oy, OA ⊥ IA tại A.
    Suy ra Ox là tiếp tuyến của đường tròn ( I;IA)
    hay (I; IA) tiếp xúc với Ox.
    * Biện luận
    Vì \(\widehat {xOy}\) là góc nhọn nên đường thẳng vuông góc với Ox tại A luôn cắt tia Oy nên tâm I luôn xác định và duy nhất.

    Câu 47 trang 163 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1.
    Cho đường tròn (O) và đường thẳng d không giao nhau. Dựng tiếp tuyến của đường tròn (O) sao cho tiếp tuyến đó song song với d.
    Giải:
    06.jpg
    * Phân tích
    Giả sử tiếp tuyến của đường tròn dựng được thỏa
    mãn điều kiện bài toán.
    − d1 là tiếp tuyến của đường tròn tại A nên d1 ⊥ OA
    − Vì d1 // d nên d ⊥ OA.
    Vậy A là giao điểm của đường thẳng kẻ từ O vuông góc với d.
    * Cách dựng
    − Dựng OH vuông góc với d cắt đường tròn (O) tại A và B.
    − Dựng đường thẳng d1 đi qua A và vuông góc với OA.
    − Dựng đường thẳng d2 đi qua B và vuông góc với OB.
    Khi đó d1 và d2 là hai tiếp tuyến cần dựng.
    * Chứng minh
    Ta có: A và B thuộc (O)
    d1 // d mà d ⊥ OH nên d1 ⊥ OH hay d1 ⊥ OA tại A
    Suy ra d1 là tiếp tuyến của đường tròn (O)
    d2 // d mà d ⊥ OH nên d2 ⊥ OH hay d2 ⊥ OB tại B
    Suy ra d2 là tiếp tuyến của đường tròn (O)
    * Biện luận
    Đường thẳng OH luôn cắt đường tròn (O) nên giao điểm A và B luôn dựng được.

    Câu 5.1 trang 164 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1.
    Xét tính đúng – sai của mỗi khẳng định sau:
    a) Nếu đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (O) tại A thì d vuông góc với OA.
    b) Nếu đường thẳng d vuông góc với bán kính OA của đường tròn (O) thì d là tiếp tuyến của đường tròn.
    Giải:
    a) Đúng ;
    b) Sai.

    Câu 5.2 trang 164 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1.
    Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD vuông góc với OA tại trung điểm của OA. Gọi M là điểm đối xứng với O qua A. Chứng minh rằng MC là tiếp tuyến của đường tròn.
    Giải:
    07.jpg
    CD là đường trung trực của OA nên CA = CO.
    Suy ra CA = CO = AO = AM.
    Do đó \(\widehat {MCO} = 90^\circ \).
    Vậy MC là tiếp tuyến của đường tròn (O).