Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm - Ngữ văn 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Tìm hiểu chung
    a. Tác giả - Dịch giả
    • Tác giả
      • Đặng Trần Côn (nửa đầu thế kỉ XVIII)
      • Người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.
      • Có nhiều tác phẩm nhưng nổi tiếng nhất là "Chinh phụ ngâm"
    • Dịch giả
      • Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), hiệu là Hồng Hà.
      • Quê huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
      • Là người phụ nữ có nhan sắc, tài hoa nhưng tính cách lại không theo khuôn phép XHPK, từng dạy học.
    b. Đoạn trích "Sau phút chia ly"
    • Xuất xứ
      • Trích từ "Chinh phụ ngâm khúc"
      • Phần 2: Trích từ câu 53 đến 64
    • Hoàn cảnh ra đời: 1741 - 1742, khi diễn ra cuộc hiến tranh của Nhà nước Phong kiến đàn áp phong trào nhân dân.
    • Nội dung: Tâm trạng buồn, sầu đau của người vợ ngay sau phút chia ly chồng ra trận
    • Thể loại: Ngâm khúc
    • Thể thơ bản diễn nôm: Ngâm khúc làm theo thể song thất lục bát.
      • Song thất là 2 câu 7 chữ
      • Lục bát là 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ → 4 câu trong 1 khổ
    • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
    • Bố cục
      • Chia làm 3 đoạn
        • Khúc ngâm 1 (4 câu đầu): Nói về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng.
        • Khúc ngâm 2 (4 câu tiếp theo): Nói về nỗi xót xa trong cách trở núi sông.
        • Khúc ngâm 3 (4 câu cuối): Nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật.
    2. Đọc - hiểu văn bản
    a. Nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng (4 câu đầu)
    2 câu đầu: Cảnh chia ly giữa 2 vợ chồng.

    [​IMG]
    2 câu sau

    "Đoài trông theo đã cách ngăn

    Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh"

    • Hình ảnh "biếc", "núi xanh": tượng trưng cho sự xa cách.
    • Động từ
      • Tuôn + mây biếc
      • Trải + núi xanh
    → Gợi nét mênh mang vần vũ của thiên nhiên

    ⇒ Nỗi buồn chia ly thêm da diết, rộng lớn tưởng đến không cùng.

    b. Nỗi buồn chia ly trở thành nỗi sầu muộn (4 câu tiếp)
    "Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

    Bến Tiểu Tương thiếp hãy trông sang

    Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

    Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng"

    • Những địa danh
      • Hàm Dương
      • Tiêu Dương
    → Tượng trưng cho 2 vị trí xa cách của đôi vợ chồng.

    • Hình ảnh đối lập
      • Chàng ngoảnh >< thiếp trông
    → Yêu thương nhau mặc dù phải chia ly

    • Điệp từ
      • Hàm Dương
      • Tiêu Tương
      • Cách
    • Đảo vị trí 2 địa danh.
    Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

    Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng"



    → Nhấn mạnh nỗi sầu xa cách.

    c. Nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật (4 câu cuối)
    "Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

    Ngàn dâu xanh ngắt một màu

    Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai"

    • Nghệ thuật đối lập
      • Trông lại >< chẳng thấy
      • Chàng >< thiếp
    • Điệp từ, ngữ: "cùng", "thấy", "ngàn dâu", "ai"
    • Tính từ chỉ mức độ: "xanh xanh", "xanh ngắt".
    • Động từ trạng thái "sầu" + câu hỏi tu từ (ai sầu hơn ai).
    → Nỗi buồn li biệt đã trở thành một khối sầu thương, nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ.

    d. Bảng hệ thống hóa nội dung

    [​IMG]
    3. Tổng kết
    a. Nghệ thuật
    • Ngôn từ vô cùng điêu luyện.
    • Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng.

    • Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người.
    • Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu.
    • Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ vòng rất mực tài tình, phép đối lập tài tình, câu hỏi tu từ ... góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương.
    b. Ý nghĩa văn bản
    • Đoạn ngâm khúc cho ta thấy
      • Nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận.
        • Nỗi sầu này vừa có

        • Ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

        • Thể hiện khao khát hạnh phúc lức đôi của người phụ nữ.

    Bài tập minh họa
    Ví dụ
    Đề bài: Phân tích đoạntrích "Sau phút biệt ly" của Đoàn Thị Điểm.

    Gợi ý làm bài

    1. Mở bài

    • Có thể giới thiệu ngắn về tác giả, dịch giả và “Chinh phụ ngâm khúc"
    • Giới thiệu đoạn trích một cách ngắn gọn.
    • Ý chính của đoạn trích: tâm trạng trống trải cô đơn và nồi sấu chia li của nàng chinh phụ trong những ngày đầu, sau khi tiễn chồng ra trận.
    2. Thân bài
    a. Khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc đầu tiên của chinh phụ. Chàng và thiếp bị cách ngăn ở hai phía chân Trời:

    "Chàng thì đi cõi xa mưa gió

    Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

    Đoài trông theo đã cách ngăn

    Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh"

    • Bi kịch thời loạn lạc
      • Chàng phải dấn thân vào cõi sa trường xa xôi, đầy "mưa gió" gian khổ.
      • Nàng chinh phụ sống trong cảnh cô đơn lẻ bóng, nơi "buồng cũ chiếu chăn".
    → Hai câu 1, 2 đối nhau gợi tả bi kịch chua xót chia li ấy.

    • Người vợ “đoái trông” tìm bóng người chồng thương yêu, nhưng bị ngăn cách bởi "mây biếc" và “ngàn núi xanh”. Núi và mây như đang dựng thành, đang che lấp, đang “cách ngăn ” đôi lứa. Hình tượng thơ có màu sắc đẹp, gợi tả một không gian cách biệt, bao la, mịt mù... (câu 3, 4).
    2. Khổ thơ thứ hai, nỗi buồn chia li được khắc sâu, được tô đậm, dâng lên tràn ngập tâm hồn kẻ ở người đi. Biết bao trông ngóng nhớ thương:

    "Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

    Bến Tiểu Tương thiếp hãy trông sang

    Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

    Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng"

    • Các địa danh các vùng địa lí Hàm Dương, Tiêu Tương cách xa nhau hàng nghìn dặm mang tính ước lệ tượng trưng cho sự xa xôi cách trở của chàng và thiếp ở  hai phía chân Trời. Các chữ "còn ngoảnh lại", "hãy trông sang" gợi ta một Trời thương nhớ mênh mông, bao la, mù mịt.
    • Chốn..., bến..., khói..., cây... cũng mịt mờ xa cách "mấy trùng". Điệp ngữ "cách" và 2 chữ "mấy trùng " đã làm nổi bật thêm bi kịch chia li, xa cách của nàng chinh phụ và người chồng giữa thời chiến tranh loạn lạc. Tác giả đã lấy không gian nghệ thuật bao la để thể hiện tâm trạng chia li đau khổ của chàng và thiếp, "kẻ trong cánh cửa, người ngoài chân mây”.
    3. Khổ thơ thứ ba cực tả nỗi ngóng trông, thương nhớ, đau buồn lẻ loi cô đơn của nàng chinh phụ:

    "Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

    Ngàn dâu xanh ngắt một màu

    Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai"

    • “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy": đó là bi kịch của cảnh ngộ, bi kịch của thương nhớ trong xa cách biệt li.
    • Rồi chi thấy màu "xanh xanh" của ngàn dâu, rồi chỉ thấy "ngàn dâu xanh ngắt một màu", một màu xanh rợn ngợp choán hết cả tâm hồn.
    • Câu hỏi tu từ cuối đoạn, chinh phụ đau buồn thương nhớ, tâm trạng ấy biết ngỏ cùng ai. Câu hỏi tu từ chứa đầy bi kịch như một tiếng thở dài, một giọt khóc:
    "Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"

    • Cách sử dụng điệp ngữ, tương phản, lối diễn tả liên hoàn trùng điệp gợi tả nỗi trông mong, đợi chờ, thương nhớ dằng dặc, triền miên; nhạc của thơ cũng là nhạc sầu của "lòng chàng ý thiếp"
    3. Kết bài

    • Đoạn thơ đã nói lên một tâm trạng rất điển hình thời chiến tranh loạn lạc: li biệt, xa cách nghìn trùng, thương nhớ, đau buồn. Một sự cảm thông san sẻ. Đó là giá trị nhân đạo.
    • Phép đối, điệp ngữ, biện pháp liên hoàn... đã làm cho đoạn thơ giàu âm điệu, nhạc điệu cực tả nỗi buồn da diết triền miên dâng lên vô tận trong tâm hồn chinh phụ. Ngoại cảnh với bao hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng có giá trị biểu đạt tâm cảnh, tâm trạng một cách tinh tế sâu sắc và gợi cảm.
    • Đoạn thơ thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện của Đoàn Thị Điểm về thơ song thất lục bát: nhạc điệu du dương, ngôn từ tinh luyện gợi cảm, hình tượng mĩ lệ, lối miêu tả tâm trạng tinh tế, sâu sắc...