Sinh học 12 Bài 46: Thực hành Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Nội dung kiến thức

    a. Tài nguyên thiên nhiên
    • Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tựnhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).
    • Các dạng tài nguyên thiên nhiên.
    [​IMG]
    2. Nội dung và các bước tiến hành

    a. Xem phim, tranh ảnh minh họa về các dạng tài nguyên thiên nhiên

    B1. Xem một đoạn phim về các dạng tài nguyên thiên nhiên, hình thức khai thác và sử dụng...


    B2. Quan sát một số hình ảnh về các dạng tài nguyên thiên nhiên và cách khai thác.
    B3. Phân loại các dạng tài nguyên thiên nhiên theo các mục trong bảng.
    [​IMG]


    b. Các hình thức khai thác, sử dụng gây ô nhiễm môi trường

    B1. Xem một đoạn băng hình về các hình thức khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường.

    B2. Quan sát các tranh, ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
    B3. Điền các hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân, cách khắc phục vào các ô trong bảng.

    [​IMG]


    c. Hướng khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

    Nắm rõ nguyên tắc của sử dụng bền vững tài nguyên là “hình thức sử dụng vừa thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ con cháu mai sau”.

    [​IMG]


    Bài tập minh họa
    Ví du:
    Thế nào là sản xuất nông nghiệp sạch và triển vọng ở Việt Nam thế nào?

    Gợi ý trả lời:
    • Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người (định nghĩa của Codex Alimentarius, cơ quan Liên hợp quốc giám sát các tiêu chuẩn về lương thực trên toàn thế giới).
    • Cho đến thập kỷ 60 thế kỷ XX, nền nông nghiệp Việt Nam được xem là nông nghiệp sạch. Nguồn hữu cơ chủ yếu được sử dụng là phân bón, bao gồm phân chuồng trại, tro rơm rạ, bèo hoa dâu và các nguồn phân xanh cũng như các chất phế thải từ nguồn hoa màu. Tuy nhiên, do sức ép về dân số, tài nguyên đất trở nên hạn hẹp về số lượng và xuống cấp về chất lượng, do nhu cầu an toàn lương thực và xuất khẩu, nền nông nghiệp sạch Việt Nam đã chuyển sang nền nông nghiệp sử dụng phân bón vô cơ. Việc sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ đã có tác động xấu đến môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm nguồn nước và đất, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tạo nên nhu cầu về sản phẩm an toàn do nền nông nghiệp sạch cung cấp.
    • Nền nông nghiệp sạch tuy không bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực nhưng có thể đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông dân hiện nay chưa hào hứng trong việc chuyển sang nền nông nghiệp sạch do chi phí sản xuất cao, thu nhập thấp, do thị trường tiêu thu sản phẩm nông nghiệp sạch còn hạn hẹp.
    • Triển vọng của nền nông nghiệp sạch
      • Sự ra đời của thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng đang góp phần mang lại cho Việt Nam thành tựu sản xuất nông nghiệp mới. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tuất thì cần có giải pháp thay thế các loại thuốc hóa học độc hại hiện nay và ý thức hơn với cộng đồng trong viêc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
    Theo LTTK Education tổng hợp