Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Cấu tạo và chức năng của miền hút rễ
    [​IMG]

    Hình 1: Cấu tạo lông hút​

    1.Vách tế bào 2.Màng sinh chất 3.Chất tế bào 4.Nhân 5.Không bào

    [​IMG]

    Hình 2: Cấu tạo miền hút rễ​

    • Cấu tạo miền hút gồm hai bộ phận chính: Vỏ và Trụ giữa
    [​IMG]

    Hình 3: Cấu tạo của vỏ rễ​

    • Vỏ gồm biểu bì nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
    [​IMG]

    Hình 4: Cấu tạo trụ giữa​

    • Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.

    [​IMG]

    2. Tổng kết
    [​IMG]

    Hình 5: Sơ đồ tư duy bài Cấu tạo miền hút của rễ


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?

    Hướng dẫn:
    Phù hợp cấu tạo chức năng biểu bì: các tế bào xếp sát nhau, bảo vệ. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài...

    Bài 2:
    Lông hút có tồn tại mãi không?

    Hướng dẫn:
    Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ rụng.

    Bài 3:
    Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút.

    Hướng dẫn:

    [​IMG]

    Bài 4:
    Điền chú thích cho hình Cấu tạo của miền hút sau:

    [​IMG]

    Hướng dẫn:
    1.Trụ giữa 2. Vỏ 3. Biểu bì 4. Lông hút
    5. Thịt vỏ 6. Mạch rây 7. Mạch gỗ 8. Ruột

    Bài 5:
    Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích.

    Hướng dẫn:
    Khi cây càng lớn, nhu cầu nước và muối khoáng càng tăng cao, vì thế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng , số rễ con nhiều để cây có thể lấy đủ nước và muối khoáng, nhất là khi môi trường khô hạn.

    Bài 6:
    Để cây phát triển tốt, thu được năng xuất cao ta chăm sóc rễ cây như thế nào ?

    Hướng dẫn:
    Xới đất tơi xốp để rễ cây phát triển, lan rộng hút đủ nước, muối khoáng cung cấp cho cây...

    Bài 7:
    Điền các từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được kiến thức đúng về cấu tạo và chức năng của miền hút. Cấu tạo miền hút gồm hai phần chính:

    Vỏ gồm (1)............ có nhiều (2).........

    Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút (3).........và (4).........hòa tan.

    Phía trong là (5)........... có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào (6) ...........

    Trụ giữa gồm các mạch (7)...... và mạch (8)........ có chức năng (9)....... các chất.

    (10).......... chứa chất dự trữ.

    Hướng dẫn:
    1- Biểu bì ; 2- Tế bào lông hút ; 3- Nước ; 4- Muối khoáng hòa tan ; 5- Thịt vỏ ; 6- Trụ giữa; 7- Rây ; 8- Gỗ ; 9- Vận chuyển ; 10- Ruột (Vị trí số 3, 4; vị trí 7, 8 có thể đổi cho nhau.)

    BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
    Câu 1: Chỉ trên hình vẽ các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng.

    Hướng dẫn giải:

    Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính:
    • Vỏ:
      • Biều bì có nhiều lông hút. Lông hút của tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan
      • Thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
    • Trụ giữa:
      • Bó mạch gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất
      • Ruột chứa chất dự trữ
    Câu 2: Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì?

    Hướng dẫn giải:
    Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.

    Câu 3: Có phải tất cả các rễ đều có miền hút không? Vì sao?
    • Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút. Vì những cây mà rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì cúa rễ (không cần lông hút).