Sinh học 6 Bài 37: Tảo

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Cấu tạo của tảo
    a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt)
    [​IMG]

    Hình 1: Hình dạng và cấu tạo tế bào của một phần sợi tảo xoắn

    • Cơ thể có dạng sợi, màu xanh lục, trơn, nhớt.

    • Cấu tạo cơ thể tảo:
      • Mỗi sợi tảo xoắn gồm nhiều tế bào hình chữ nhật xếp nối tiếp nhau.

      • Cấu tạo gồm: Vách tế bào, nhân và thể màu chứa diệp lục màu xanh.
    • Sinh sản:
      • Sinh dưỡng bằng cách đứt đoạn.

      • Kết hợp hai tế bào thành hợp tử cho ra sợi tảo mới.
    b. Quan sát rong mơ (Tảo nước mặn)
    [​IMG]

    Hình 2: Rong mơ (tảo nước mặn)

    • Rong mơ có màu nâu.
    • Cơ thể có hình dạng gần giống cây xanh có hoa.
    • Cấu tạo tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất phụ màu nâu.
    • Ngoài sinh sản sinh dưỡng rong mơ còn sinh sản hữu tính.
    2. Một số Tảo khác thường gặp
    a. Tảo đơn bào
    [​IMG]

    Hình 3: 1- Tảo tiểu cầu, 2- tảo silic

    b. Tảo đa bào
    [​IMG]

    Hình 4: Một số loại tảo nước ngọt và nước mặn

    [​IMG]

    Hình 5: Một số loại tảo khác

    [​IMG]

    Hình 6: Tảo đơn bài, tảo đa bào

    c. Đặc điểm chung của tảo
    Tảo là thực vật bậc thấp vì:

    • Hầu hết sống ở nước.
    • Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, chưa phân hóa mô
    • Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục.
    • Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính
    3. Vai trò của tảo
    a. Có lợi
    • Cung cấp oxi và làm thức ăn cho động vật nhỏ ở nước.
    • Một số tảo cung cấp thức ăn cho người, gia súc, làm thuốc, phân bón,…
    [​IMG]

    Hình 7: Lợi ích của tảo

    b. Có hại
    • Một số tảo đơn bào sinh sản nhanh làm “nước nở hoa” gây chết cá.
    • Tảo xoắn, tảo vòng sống trong ruông lúa làm lúa khó đẻ nhánh.
    [​IMG]

    Hình 8: Mặt có hại của tảo


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với cây đậu.

    [​IMG]

    Hướng dẫn:
    • Giống: cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá thực sự. Trong cấu tạo tế bào có thể màu.
    • Khác nhau: về hình dạng và màu sắc.
    • Rong mơ chưa có thân lá....thực vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt là mô dẫn (nên phải sống ở nước) bộ phận giống quả chỉ là phao nổi giúp cây đứng thẳng.
    Bài 2:
    Đặc điểm giống nhau giữa tảo xoắn và rong mơ

    [​IMG]

    Hướng dẫn:
    • Sống ở nước.
    • Cơ thể gồm nhiều tế bào, chưa phân hóa mô
    • Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục.
    • Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính