Sinh học 7 Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh

    Cơ thể động vật nguyên sinh là một tế bào nhân chuẩn nhưng các phần của tế bào phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử để đảm nhận mọi chức năng sống của một cơ thể độc lập.
    a. Cấu tạo cơ thể

    • Kích thước: Đa số có kích thước nhỏ (trung bình 50 - 150µm), nhỏ nhất 2 – 4µm. Tuy nhiên, cũng có một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn như trùng có lỗ (đường kính vỏ đạt tới 5-6cm).
    • Hình dạng: Không có hình dạng nhất định, hình thoi, hình chiếc giày, hình chuông, hình trứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị…
    • Cấu trúc tế bào: Gồm màng tế bào, tế bào chất, nhân
      • Màng: Do lớp ngoài tế bào chất tạo nên có vỏ cellulose điển hình như thực vật.
      • Tế bào chất: Lớp ngoài (ngoại chất) quánh và đồng nhất, hình thành màng tế bào. Lớp trong (nội chất) lỏng và dạng hạt, chứa nhiều cơ quan tử, trong đó quan trọng nhất là nhân.
      • Nhân: Có màng nhân bao quanh và trên màng nhân có nhiều lỗ hổng thông với tế bào chất. Thông thường động vật nguyên sinh chỉ có một nhân nhưng một số nhóm co hai hay nhiều nhân (Trùng đế giày).
    b. Di chuyển:

    • Động vật nguyên sinh có phản ứng dương hay âm bởi các thay đổi khác nhau của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…) cũng như các tác động cơ học.
    • Chân giả: Có nhiều dạng chân giả như: chân giả thùy, chân giả sợi, chân giả mạng, chân giả trục
    • Roi bơi và lông bơi: Là cơ quan tử vận chuyển khá rõ ràng
    c. Dinh dưỡng

    • Tự dưỡng: Nhờ năng lượng quang học (quang dưỡng) như trùng roi xanh.
    • Dị dưỡng: Thức ăn là các vụn hữu cơ, sinh vật nhỏ bé, chất hòa tan trong nước.
    • Tạp dưỡng (hỗn dưỡng): Một số động vật nguyên sinh vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng tùy sự thay đổi của điều kiện môi trường sống (trùng roi xanh – Euglena viridis)
    d. Sinh sản

    • Sinh sản vô tính: Phổ biến ở động vật nguyên sinh: phân đôi, liệt sinh, nẩy chồi, sinh sản bằng bào tử…
    • Sinh sản hữu tính: Bổ sung cho sinh sản vô tính khi môi trường sống trở nên bất lợi như các hình thức sinh sản hữu tính kiểu tiếp hợp (trùng đế giầy), sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao, noãn giao.
    • Xen kẽ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: Gặp ở trùng lỗ, trùng bào tử, trùng mặt trời
    2. Đại diện quan sát:

    a. Trùng đế giày

    • Hình dạng: dẹp có hình như đế giày
    [​IMG]
    • Di chuyển: Bằng lông bơi vừa tiến vừa xoay
    • Quan sát trùng đế giày giới kính hiển vi điện tử:
    [​IMG]
    b. Trùng roi

    • Hình dạng có hình lá đầu tù đuôi nhọn, ở dầu có roi
    [​IMG]
    • Cơ thể thấy rõ các hạt diệp lục màu xanh và điểm mắt đỏ ở gốc roi
    • Di chuyển nhờ roi bơi xoáy vào nước.
    • Quan sát trùng roi giới kính hiển vi điện tử:
    [​IMG]