Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    [​IMG]
    Hình 1: Một số động vật thuộc lớp Thú​
    Lớp thú có số lượng loài rất lớn 4.600 loài→26 bộ (VN có 275 loài)
    • MT sống, lối sống đa dạng.
    • Phân chia lớp thú dựa trên đặc điển sinh sản, bộ răng, chi ...
      • Thú đẻ trứng: Thú mỏ vịt (1 bộ)
      • Thú đẻ con:
        • Không nhau, con non yếu: Thú túi (1 bộ)
        • Có nhau: Con non BT (24 bộ)
    [​IMG]
    Hình 2: Sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng​
    1. Bộ thú huyệt (thú mỏ vịt)

    • Sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn.
    • Có mỏ giống mỏ vịt
    • Có lông mao rậm, mịn, không thấm nước; chân 5 ngón có màng bơi.
    • Đẻ trứng, chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra.
    • Thú mỏ vịt con không bú mẹ vì thú mẹ chưa có núm vú.
    [​IMG]
    Hình 3: Đời sống và tập tính của thú mỏ vịt​
    A- Trứng của thú mỏ vịt nằm trong hố làm bằng lá cây mục
    B- Thú mỏ vịt con ép mỏ vào bụng thú mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.
    C- Thú mỏ vịt con bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn trong nước.
    2. Bộ thú túi (Kanguru, chuột túi, sóc túi...)

    • Sống trên cạn (đồng cỏ của Châu Đại Dương)
    • Di chuyển: Nhảy = 2 chi sau → Chi sau dài, khoẻ, đuôi dài
    • Đẻ con yếu, rất nhỏ (2 - 3 cm) được nuôi trong túi ấp của mẹ, thú mẹ có núm vú → nuôi con bằng sữa (bú thụ động).
    [​IMG]
    Hình 5: Đời sống và tập tính của Kangaru​
    • Thảo luận:
    Loài
    Nơi sống
    Cấu tạo chi
    Sự di chuyển
    Sinh sản
    Con sơ sinh
    Bộ phận tiết sữa
    Cách cho
    con bú
    Thú mỏ vịtNước ngọt và ở cạnChi có màng bơi- Đi trên cạn và bơi trong nướcĐẻ trứngBình thườngKhông có vú chỉ có tuyến sữaHấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ
    KanguruĐồng cỏChi sau lớn khỏeNhảyĐẻ conRất nhỏCó vúNgoặm chặt lấy vú, bú thụ động
    Các câu trả lời lựa chọn- Nước ngọt và ở cạn
    - Đồng cỏ
    - Chi sau lớn khỏe
    - Chi có màng bơi
    - Đi trên cạn và bơi trong nước
    - Nhảy
    - Đẻ con
    - Đẻ trứng
    - Bình thường
    - Rất nhỏ
    - Có vú
    - Không có vú chỉ có tuyến sữa
    - Ngoặm chặt lấy vú, bú thụ động
    - Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ
    3. Tổng kết

    [​IMG]
    Hình 6: Sơ đồ tư duy Đa dạng của lớp Thú ​
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Từ môi trường sống của Thú mỏ vịt và Kanguru theo em cần phải làm gì để bảo tồn và phát triển các loài thú trên?
    Hướng dẫn:

    Lớp Thú hiện nay gồm nhiều bộ nhưng những loài thú đặc biệt như: bộ Thú huyệt (Thú mỏ vịt), Bộ thú túi (Kanguru) thường phân bố ở Châu Úc, ít thấy ở nơi khác (môi trường sống đặc trưng). Như vậy chúng ta phải xây dựng các chương trình bảo tồn và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.
    Bài 2:

    Tại sao Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi được xem là hai bộ thú bậc thấp?
    Hướng dẫn:

    Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi được xem là hai bộ thú bậc thấp vì:
    • Bộ Thú huyệt: đẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi, có huyệt, thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú.
    • Bộ Thú túi: phôi không có nhau, con non rất yếu, phải tiếp tục phát triển trong túi da ở bụng mẹ.