Sinh học 8 Bài 1: Bài mở đầu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Vị trí của con người trong tự nhiên

    • Cấu tạo chung của con người rất giống với cấu tạo của động vật có xương sống. Người tương tự loài thú ở những đặc điểm: có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ ⇒ Loài người được phân loại vào động vật có xương sống thuộc lớp thú.
    [​IMG]
    • Đặc điểm tiến hoá hơn hẳn giữa người và động vật là con người có tư duy, có tiếng nói, có chữ viết, đi bằng hai chân, não phát triển lớn ⇒ Con người được xem là lớp thú tiến hoá nhất.
    • Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là:
      • Sự phân hóa bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và di chuyển bằng 2 chân.
      • Nhờ lao động có mục đích người đã bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
      • Có tiếng nói, chữ viết có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức.
      • Biết dùng lửa để nấu chính thức ăn.
      • Não phát triển, sọ lớn hơn mặt.
    [​IMG]
    [​IMG]
    2. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh

    Bộ môn này cho ta biết mục đích – nhiệm vụ biện pháp bảo vệ cơ thể người
    • Mục đích:
      Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào → cơ quan → hệ cơ quan và cơ thể trong mối quan hệ với môi trường với những cơ chế điều hòa các quá trình sống.
    • Nhiệm vụ :
      • Cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường.
      • Những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.
    ⇒ Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào → đến cơ quan → hệ cơ quan và cơ thể trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống để đề ra các biện pháp bảo vệ cơ thể.
    • Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như: y học, tâm lí giáo dục học, hội họa, thời trang, TDTT….
    [​IMG]
    3. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh

    Phương pháp học tập khoa học cụ thể là :
    • Quan sát tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, mẫu sống… để hiểu rõ đặc điểm hình thái, cấu tạo các cơ quan.
    • Bằng thí nghiệm để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng sinh lí, các cơ quan, hệ cơ quan.
    • Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể.