Sinh học 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Máu

    [​IMG]
    a. Thành phần cấu tạo của máu

    Máu gồm huyết tương và các tế bào máu
    [​IMG]
    • Huyết tương: lỏng trong suốt màu vàng chiếm 55% thể tích.
      • Protein chiếm 8% trong tổng số thể tích của huyết tương.
      • Lượng NaCl trong huyết tương có nồng độ khá cao (0,09%) nên máu có vị mặn.
    • Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
      • Hồng cầu: màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân.
      • Bạch cầu: Trong suốt, khá lớn, có nhân
      • Tiểu cầu: Chỉ là mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu
    [​IMG]
    b. Chức năng của huyết tương và hồng cầu

    Huyết tương
    Thành phần của huyết tương:
    Các chấtTỉ lệ
    Nước90%
    Các chất dinh dưỡng: prôtêin, gluxit, lipit, vitamin…
    Các chất cần thiết: hoocmôn, kháng thể …
    Các loại muối khoáng;
    Các chất thải của tế bào: urê, aixt uric …
    10%
    Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
    Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
    Hồng cầu
    Hồng cầu có Hêmôglôbin (Hb) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển:
    • O2 từ phổi về tim tới các tế bào.
    • CO2 từ các tế bào về tim đến phổi.
    2. Môi trường trong cơ thể

    Bao gồm máu, nước mô, bạch huyết
    • Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.
    • Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.
    • Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.
    Chức năng: giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài
    [​IMG]