Sinh học 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Tuần hoàn máu

    • Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch
      • Tim: có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi, có chức năng co bóp tống máu tạo lực đẩy máu vào động mạch
      • Hệ mạch: có chức năng dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ tế bào về tim bao gồm:
        • Động mạch: xuất phát từ tim
        • Tĩnh mạch: trở về tim
        • Mao mạch: nối động mạch và tĩnh mạch
    [​IMG]
    • Vai trò của hệ tuần hoàn
      • Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực để đẩy máu.
      • Hệ mạch: Dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ các tế bào trở về tim.
      • Vòng tuần hoàn lớn: Từ tâm thất trái đến các cơ quan (trao đổi chất) trở về tâm nhĩ phải.
      • Vòng tuần hoàn nhỏ: Từ tâm thất phải đến phổi (trao đổi khí) rồi trở về tâm nhĩ trái.
    [​IMG]
    ⇒ Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể là nhờ hệ tuần hoàn.
    2. Lưu thông bạch huyết

    • Hệ bạch huyết gồm:
      • Mao mạch bạch huyết
      • Mạch bạch huyết
      • Hạch bạch huyết
      • Ống bạch huyết
    [​IMG]
    • Hệ bạch huyết được chia ra làm 2 phân hệ lớn và nhỏ:
      • Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể sau đó về tĩnh mạch
      • Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể
    • Hệ bạch huyết có vai trò cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
    [​IMG]