Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại:

    1. Những tác nhân gây hại hệ hô hấp

    Tác nhân
    Nguồn gốc tác nhân
    Tác hại
    BụiTừ các cơn Lốc, núi lửa, các đám cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải từ các động cơ sử dụng than hoặc dầuKhi bụi quá nhiều (>100000 hạt/ 1ml không khí), khả năng lọc sạch đường dẫn khí kém → gây bệnh bụi phổi
    Nitơ ôxit
    (NOx )
    Khí thải ôtô, xe máy…..Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây tử vong ở liều cao
    Lưu huỳnh ôxitKhí thải công nghiệp và
    sinh hoạt
    Làm cho bệnh hô hấp thêm trầm trọng
    Cacbon ôxit (COx)Khí thải công nghiệp, Khói thuốc láChiếm chỗ của oxi trong máy, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết
    Chất độc hại: nicôtin, nicôzamin…Khói thuốc láLàm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư phổi
    Vi sinh vật gây bệnhTrong không khí ở bệnh viện và các môi trường thiếu vệ sinhGây các bệnh viêm đường dẫn khí, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết

    [​IMG]
    [​IMG]
    2. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại:

    Biện pháp
    Tác dụng
    Trồng cây xanh 2 bên đường, công sở , trường học, bệnh viện, nơi ở Điều hoà không khí giảm chất khí độc hại
    Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinhHạn chế ô nhiễm không khí từ bụi
    Đảm bảo nơi làm việc thoáng mát; đủ nắng, gió; tránh nơi ẩm thấpHạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh
    Thường xuyên dọn vệ sinhHạn chế vi sinh vật gây bệnh
    Không khạc nhổ bừa bãiHạn chế mầm bệnh gây hại cho mọi người xung quanh
    Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra khí độc hạiHạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc NOx, SOx, CO, nicotin...
    Không hút thuốc lá, thuốc lào, vận động mọi người không nên hút thuốcTránh gây tổn thương cho phổi, tránh bệnh viêm phổi, ung thư phổi
    [​IMG]
    II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh:

    • Tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé giúp tăng thể tích lồng ngực từ đó tăng dần dung tích sống.
    • Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài.
    • Tích cực tập thể dục thể thao, phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé, để có dung tích sống tốt.
    [​IMG]