Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hoá

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng

    • Chuyển hóa là quá trình biến đổi các chất đơn giản đã được hấp thụ thành các chất đặc trưng có cấu trúc phức tạp và tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra sự oxy hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
    [​IMG]
    • Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình đồng hóa và dị hóa.
      • Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng.
    [​IMG]
    • Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng.
    [​IMG]
    • Nguyên liệu của quá trình dị hóa lấy từ các sản phẩm của quá trình đồng hóa (Gluxít, Prôtêin, lipit,…)
    • Năng lượng từ quá trình dị hóa cung cấp cho các hoat động sống của tế bào
      • Sinh công
      • Đồng hóa (tổng hợp chất mới)
      • Tỏa nhiệt
    Đồng hóa
    Dị hóa
    • Tổng hợp các chất.
    • Tích lũy năng lượng.
    • Cung cấp nguyên liệu xây dựng tế bào
    • Phân giải các chất.
    • Giải phóng năng lượng
    • Cung cấp cho hoạt động sống của tế bào
    • Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:
      • Đồng hóa tạo nguyên liệu cho dị hóa.
      • Dị hóa giải phóng năng lượng cung cấp cho đồng hóa.
      • Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhưng thống nhất, xảy ra đồng thời và liên quan mật thiết với nhau.
    • Tỉ lệ đồng hoá và dị hoá khác nhau tuỳ:
      • Lứa tuổi:
        • Ở trẻ em, đồng hoá > dị hoá.
        • Ở người lớn ngược lại.
      • Thời điểm lao động:
        • Dị hoá > đồng hoá.
        • Lúc nghỉ ngơi thì ngược lại.
    ⇒ Đồng hóa, dị hóa luôn phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể
    • Phân biệt chuyển hóa vật chất và năng lượng với trao đổi chất ở tế bào
      • Trao đổi chất là trao đổi các chất giữa tế bào và môi trường.
      • Chuyển hóa là quá trình biến đổi chất có tích luỹ và giải phóng năng lượng.
    2. Chuyển hóa cơ bản

    • Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn.
    • Sau khi kiểm tra chuyển hoá cơ bản ở một người và so sánh với thang chuẩn, người ta có thể chuẩn đoán tình trạng bệnh lí của người đó.
    3. Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng

    • Sự điều khiển của hệ thần kinh: các trung khu ở não bộ điều khiển trao đổi gluxit, lipit, nước, muối khoáng và tăng giảm nhiệt độ cơ thể.
    • Các hoocmôn điều tiết: insulin, glucagon.