Sinh học 8 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Bài tiết

    1. Khái niệm

    • Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, các chất độc hại ra môi trường ngoài.
    [​IMG]
    • Các cơ quan thực hiện bài tiết và sản phẩm thải chủ yếu:
      • Phổi bài tiết CO2
      • Thận bài tiết nước tiểu
      • Da bài tiết mồ hôi.
    • Sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể.
    • Hoạt động bài tiết CO2 của hệ hô hấp và bài tiết chất thải của hệ bài tiết nước tiểu đóng vai trò quan trọng
    2. Vai trò

    • Bài tiết có vai trò:
      • Bài tiết giúp cơ thể thải chất độc hại ra ngoài môi trường.
      • Nhờ hoạt động của bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
    • Khi sự bài tiết các sản phẩm bị trì trệ thì các chất thải (CO2 , urê , axit uric…) sẽ bị tích tụ nhiều trong máu ,làm biến đổi các tính chất của môi trường trong cơ thể .Lúc đó cơ thể bị nhiễm độc có các biểu hiện như mệt mỏi ,nhức đầu ,hôn mê và chết.
    II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

    1. Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu

    [​IMG]
    • Thận
    • Ống dẫn nước tiểu
    • Bóng đái
    • Ống đái.
    2.Cấu tạo của thận

    [​IMG]
    [​IMG]
    • Thận gồm có phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
    • Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
    • Có hai quả thận với khoảng hai triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.