Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Cấu tạo và chức năng của nơron

    a. Cấu tạo của Nơron

    • Thân: chứa nhân, xung quanh là sợi nhánh (tua ngắn)
    • Sợi trục: có bao miêlin, nơi tiếp nối nơron gọi là xináp
    [​IMG]
    b. Chức năng của nơron

    • Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
    • Dẫn truyền: là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh và tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục
    c. Phân loại nơron

    Có 3 loại nơron:
    Các loại nơron
    Vị trí
    Chức Năng
    Nơron hướng tâm (Nơron cảm giác)Thân nằm bên ngoài trung ương thần kinhTruyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh
    Nơron trung gian (nơron liên lạc)Nằm trong trung ương thần kinhLiên hệ giữa các nơron
    Nơron li tâm (nơron vận đông)Thân nằm trong trung ương thần kinh, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng.Truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan phản ứng
    2. Cung phản xạ

    a. Phản xạ

    Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh
    b. Cung phản xạ

    • Cung phản xạ có 5 thành phần:
      • Cơ quan thụ cảm
      • Nơron hướng tâm
      • Nơron trung gian
      • Nơron li tâm
      • Cơ quan phản ứng
    • Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng
    • Sơ đồ tổng quát 1 cung phản xạ
    [​IMG]
    • Sơ đồ cung phản xạ ở người
    [​IMG]
    c. Vòng phản xạ

    • Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi (xung thần kinh hướng tâm ngược từ cơ quan thụ cảm và cơ quan phản ứng về trung ương thần kinh)
    • Vòng phản xạ điều chỉnh phản xạ nhờ luồng thông tin ngược
    • Sơ đồ tổng quát 1 vòng phản xạ
    [​IMG]
    Bài tập minh họa

    Ví dụ 1:

    Nêu sự khác biệt giữa phản xạ động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật (ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại)?
    Gợi ý trả lời:

    • Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. Ví dụ, sự tăng nhịp hô hấp và sự thay đổi nhịp co bóp của tim... khi lao động, sự tiết mồ hôi khi trời nóng, da tái lại (do co mạch dưới da khi trời lạnh)... đều là các phản xạ.
    • Phân biệt phản xạ với cảm ứng ỏ thực vật:
      • Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.
      • Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.
    Ví dụ 2:

    Nêu một ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó?
    Gợi ý trả lời:

    Ví dụ: Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ...) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyền theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.