Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Thí nghiệm của Moocgan

    a. Đối tượng thí nghiệm:

    Đặc điểm của ruồi giấm thích hợp cho thí nghiệm:
    • Dễ nuôi, đẻ nhiều
    • Vòng đời ngắn (10- 14 ngày)
    [​IMG]
    • Số lượng NST ít (2n = 8) dễ quan sát
    [​IMG]
    b. Nội dung thí nghiệm:

    [​IMG]
    c. Giải thích:
    • F1 được toàn ruồi xám, dài chứng tỏ tính trạng thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là trội so với cánh cụt. Nên F1 dị hợp tử về 2 cặp gen (BbVv)
    • Lai ruồi đực F1 thân xám cánh dài với ruồi cái thân đen, cánh cụt. Ruồi cái đồng hợp lặn về 2 cặp gen nên chỉ cho 1 loại giao tử bv, không quyết định kiểu hình của FB. Kiểu hình của FB do giao tử của ruồi đực quyết định. FB có 2 kiểu hình nên ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử: BV và bv khác với phân li độc lập cho 4 loại giao tử, chứng tỏ trong giảm phân 2 gen B và V luôn phân li cùng nhau, b và v cũng vậy ⇒ Gen B và V, b và v cùng nằm trên 1 NST.
    • Kết luận: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.
    d. Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết

    Quy ước:
    Gen B quy định thân xám; gen b quy định thân đen
    Gen V quy định cánh dài; gen v quy định cánh cụt
    Sơ đồ:
    [​IMG]

    2. Ý nghĩa của di truyền liên kết

    • Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn NST rất nhiều nên một NST phải mang nhiều gen, tạo thành nhóm gen liên kết (số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội).
    • Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST. Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
    Theo LTTK Education tổng hợp