Sinh học lớp 11 nâng cao - Bài 22. Ôn tập chương I

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1 trang 87 SGK Sinh học 11 Nâng cao.
    Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 22.1
    TT
    Các quá trình
    Các con đường
    1Hấp thụ nước
    2Vận chuyến nước
    3Thoát hơi nước
    Lời giải chi tiết
    TT
    Các quá trình
    Các con đường
    IHấp thụ nước- Qua bề mặt các tế bào biểu bì của cây (thực vật thủy sinh)
    - Qua bề mặt tế bào biểu bì của rễ (thực vật trên cạn)
    2Vận chuyển nước- Qua thành tế bào và gian bào bị ngăn trở bởi dải casparin không thấm nước.
    - Qua các tế bào sống (qua chất nguyên sinh, không bào)
    3Thoát hơi nước- Qua khí khổng
    - Qua bề mặt lá - qua cutin
    Câu 2 trang 87 SGK Sinh học 11 Nâng cao.
    Hãy điền nội dung phù vào bảng 22.2
    TT
    Các quá trình
    Các con đường
    1Trao đổi chất khoáng
    2Trao đổi nitơ
    Lời giải chi tiết
    TT
    Các quá trình
    Các con đường
    1Trao đối chất khoángQua mạch gỗ và qua mạch rây
    2Trao đổi nitơCố định nitơ khí quyển và sự phân giải của vi khuẩn đối với các hợp chất hữu cơ trong đất.
    Câu 3 trang 87 SGK Sinh học 11 Nâng cao.
    Hãy điền nội dung phù hợp điền vào bảng 22.3
    TT
    Vấn đề
    Quang hợp
    Hô hấp
    1Khái niệm
    2Phương trình tổng quát
    3Bản chất
    4Nơi diễn ra
    Lời giải chi tiết
    Các vấn đề của quang hợp và hô hấp.
    TT
    Vấn đề
    Quang hợp
    Hô hấp
    1Khái niệmLà quá trình cây xanh hấp thu năng lượng ánh sáng bằng hệ sắc tố của mình và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ.Là quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành C02 và H20, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
    2Phương trình tổng quát6C02 +12H20
    \(\buildrel \text{ás, hệ sắc tố} \over
    \longrightarrow \)
    C6H1206 + 602 + 6H20
    C6H1206 + 602 = 6C02 + 6H20 + Q (năng lượng)
    3Bản chấtLà quá trình ôxi hóa khử. Trong đó quá trình ôxi hóa thuộc pha sáng và quá trình khử thuộc pha tối.Là quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
    4Nơi diễn raLục lạpChất tế bào và ti thể của mọi tế bào sống.
    Câu 4 trang 88 SGK Sinh học 11 Nâng cao.
    Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 22.4
    Các cơ chế quang hợp và hô hấp.
    TT
    Quá trình
    Cơ chế
    1Quang hợp
    2Hô hấp
    Lời giải chi tiết
    Các cơ chế quang hợp và hô hấp.
    TT
    Quá trình
    Cơ chế
    1Quang hợp- Pha sáng diễn ra trên cấu trúc hạt của lục lạp. Ôxi hóa nước để sử dụng H+ và e- tạo ATP và NADPH, giải phóng O2, bao gồm các phản ứng theo thứ tự sau:
    + Kích thích clorophyl bởi phôtôn ánh sáng.
    + Quang phân li nước nhờ năng lượng hấp phụ từ các phôtôn.
    + Quang hóa hình thành ATP và NADPH.
    - Pha tối diễn ra sự khử CO2 bằng ATP và NADPH tạo các hợp chất hữu cơ (đường C6H12O6) trên thể nền và theo chu trình tương ứng với mỗi nhóm thực vật:
    + Nhóm C3 - chu trình Canvin
    + Nhóm C4 - chu trình Hatch - Slack
    + Nhóm CAM - chu trình riêng biệt
    2Hô hấp- Giai đoạn phân giải đường: Glucôzơ -> 2axit piruvic
    Đường phân diễn ra ở chất tế bào trong điều kiện yếm khí.
    - Hô hấp yếm khí (lên men) diễn ra ở chất tế bào:
    Axit piruvic -> Rượu êtilic
    Axit piruvic -> Axit lactic
    + Hô hấp hiếu khí diễn ra ở ti thể:
    - Chu trình Crep: Axit piruvic -> CO2 + H2O
    - Chuỗi chuyền điện tử và quá trình phôtphorin hóa tạo ra 30 ATP
    Câu 5 trang 88 SGK Sinh học 11 Nâng cao.
    Hãy điền nội dung phù hợp và bảng 22.5
    Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
    TT
    Quá trình
    Đặc điểm và diễn biến cơ bản
    1Tiêu hóa
    2Hô hấp
    3Tuần hoàn
    4Cân bằng nội môi
    Lời giải chi tiết
    Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
    TT
    Các quá trình
    Đặc điểm và diễn biến cơ bản
    1Tiêu hóa- Đặc điểm: Quá trình tiêu hóa chủ yếu là những biến đổi cơ học và sau đó là những biến đổi hóa học được thực hiên nhờ các enzim do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
    - Diễn biến cơ bản: Tiêu hóa cơ học: chủ yếu nhờ răng và thành cơ ống tiêu hóa nghiền nhỏ thức ăn, làm tăng bề mặt tiếp xúc của thức ăn với enzim. Tiêu hóa hóa học: nhờ các enzim trong tuyến nước bọt và các tuyến tiêu hóa khác biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản có thể hấp thụ được vào máu để đưa tới các cơ quan, tế bào của cơ thể.
    2Hô hấp- Đặc điểm: Quá trình hô hấp được thực hiện nhờ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng có trong tế bào, tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
    - Diễn biến cơ bản: O2 + Hb (tự do hoặc trong hồng cầu) -> HbO2 hoặc O2 hòa tan đi vào trong huyết tương theo đường máu đến tế bào. Ngược lại, CO2 được vận chuyển dưới dạng NaHCO3, HbCO2 và hòa tan trong nước mô, huyết tương để chuyển đến phổi.
    3Tuần hoàn- Đặc điểm: Hệ vận chuyển tiếp nhận các chất dinh dưỡng và ôxi từ máu và dịch mô vận chuyển liên tục khắp cơ thể nhờ tim và hệ mạch.
    - Diễn biến cơ bản: Hoạt động của hệ vận chuyển bao gồm hoạt động co bóp của tim đẩy máu vào trong hệ mạch và hoạt động của hệ mạch vận chuyển máu luân chuyển trong toàn bộ cơ thể.
    4Cân bằng nội môi- Đặc điểm: Cân bằng nội môi là đảm bảo sự cân bằng và ổn định pH, áp suất thẩm thấu, nhiệt độ...
    - Diễn biến cơ bản: Thận điều hòa nước và khoáng, hệ đệm trong máu điều hòa pH của nội môi, gan tham gia điều hòa glucôzơ trong máu và prôtêin trong huyết tương.

    Câu 6 trang 88 SGK Sinh học 11 Nâng cao.
    Điền vào các ô trống trong sơ đồ sau để thấy mối liên quan giữa chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và nội bào.
    01.png
    Lời giải chi tiết
    Sơ đồ mối liên quan giữa chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và nội bào.
    02.png
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đề bài
    Hãy chọn phương án trả lời đúng và đúng nhất.

    1. Hệ tuần hoàn kín có các đặc điểm gì?
    A. Máu đi và về tim trong mạch kín.
    B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
    C. Máu chứa sắc tố hô hấp hemôcianin.
    D. Điều hòa và phân phối máu chậm.

    2. Ý nào sau đây đúng với chu trình Canvin?
    A. Xảy ra vào ban đêm.
    B. Sản xuất ra C6H12O6 (đường).
    C. Giải phóng ra CO2.
    D. Cần ADP.

    3. Sự hấp thụ các chất nào dưới đây sẽ bị giảm khi không có dịch mật?
    A. Đipeptit.
    B. Chất béo.
    C. Tinh bột.
    D. Glucôzơ.
    E. Axit amin.
    F. Galactôzơ.

    4. Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ:
    A. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
    B. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
    C. Nước thoát ra ngoài qua các lỗ khí được hấp thụ lại.
    D. Nước tưới lên lá được thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.

    5. Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
    A. Làm cho không khí ấm và dịu mát, nhất là trong những ngày nắng nóng.
    B. Làm cho cây dịu mát, không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
    C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
    D. Câu B và C.

    6. Ở cây xanh sự kiện nào có thể tiếp tục trong tất cả 4 điều kiện: nắng; rải rác có mây; đầy mây; mưa
    A. Tăng cường quang hợp thực.
    B. Sự hấp thụ nước.
    C. Sự hô hấp.
    D. Sự thoát hơi nước.
    E. Sự rỉ nước.

    7. Trong thí nghiệm để xác định một cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí nghiệm?
    A. Sử dụng một cây có nhiều lá.
    B. Làm thí nghiệm trong buồng tối.
    C. Dìm cây trong nước.
    D. Sử dụng một cây non.

    8. Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ đâu?
    A. Sự khử CO2.
    B. Sự phân li nước.
    C. Phân giải đường.
    D. Hô hấp sáng.

    Lời giải chi tiết

    Đáp án:
    1. A
    2. B
    3. B
    4. B
    5. D
    6. B
    7. B
    8. B