Sinh học lớp 12 cơ bản - Bài 23. Ôn tập phần di truyền học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 102 SGK Sinh 12. Hãy điền các chú thích thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh hoạ quá trình di truyền ở mức độ phân tử:
    [​IMG]




    Bài 2 trang 102 SGK Sinh 12. Tại sao mỗi mạch của phân tử ADN lại được tổng hợp theo một cách khác nhau?
    Trả lời:

    - Sao chép ADN kiểu nửa gián đoạn là kiểu sao chép mà một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục khi nó dựa vào mạch khuôn cũ có chiều 3'-> 5'. Còn mạch đơn thứ 2 được tổng hợp theo từng đoạn (gián đoạn) khi mạch khuôn cũ của nó có chiều 5'—> 3'.
    - Từng đoạn nuclêôtit ngắn gọi là đoạn Okazaki. Mỗi đoạn Okazaki đều được tổng hợp theo hướng 5'—> 3'.




    Bài 3 trang 102 SGK Sinh 12. Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị được nêu trong bài và cho biết đặc điểm của từng loại.
    Trả lời:

    Cách phân chia biến dị theo khả năng có thể di truyền hay không?
    - Đột biến: những biến đổi trong vật chất di truyển.
    + Đột biến gen: những biến đổi trong cấu trúc của gen.
    + Đột biến NST: những biến đổi trong cấu trúc NST.
    - Thường biến: những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen do sự thay đổi của môi trường sống.




    Bài 4 trang 102 SGK Sinh 12. Cho một cây đậu Hà Lan có kiểu gen dị hợp tử quy định với kiểu hình hoa đỏ tự thụ phấn. Ở đời sau người ta lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo. Xác suất để cả 5 hại cho ra cả 5 cây đều có hoa trắng là bao nhiêu? Xác suất để trong số 5 cây con có ít nhất có một cây hoa đỏ là bao nhiêu?
    Trả lời:

    Xác suất để 5 hạt đều cho cây hoa trắng là (0,25)5. Để tìm xác suất trong số 5 cây ít nhất có một cây hoa đỏ ta chỉ cần lấy 1 — (xác xuất để 5 cây đều cho hoa trắng) = 1 - (0,25)s.




    Bài 5 trang 102 SGK Sinh 12. Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra người con bị bệnh bạch tạng. Tỉ lệ người con bị bệnh bạch tạng thường chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này
    . Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng này.
    Trả lời:
    Hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng mà lại sinh ra người con bình thường thì ta có thế kết luận alen gây bệnh bạch tạng ở mẹ thuộc một gen khác với gen gây bệnh bạch tạng ở bố. Do có sự tương tác gen nên ở người con đã có màu da bình thường.




    Bài 6 trang 102 SGK Sinh 12. Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên NST thường?
    Trả lời:

    Gen lặn trên NST thường khó phát hiện hơn so với gen lặn trên NST X ở người là vì gen lặn trên NST thường chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi có cả hai alen lặn còn gen lặn trên NST X chỉ cần một alen lặn cũng đã biểu hiện ra kiểu hình ở nam giới.





    Bài 7 trang 102 SGK Sinh 12. Một quần thể khi nào thì được gọi là cân bằng di truyền (cân bằng Hacđi - Vanbec)?
    Trả lời:

    Một quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi thỏa mãn công thức: p2 AA + 1pq Aa + q2 aa =1.




    Bài 8 trang 102 SGK Sinh 12. Đế tạo giống vi sinh vật, người ta hay dùng biện pháp gì? Giải thích.
    Trả lời:

    Phương pháp thích hợp là gây đột biến gen.




    Bài 9 trang 102 SGK Sinh 12. Những người có bộ NST: 44 NST thường + XXY hoặc 44 NST thường + XXXY đều là nam giới. Những người có bộ NST với 44 NST thường + X hoặc 44 NST thường + XXX đều là nữ giới. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
    Trả lời:

    Từ những người có bộ NST bất thường này ta có thể rút ra kết luận là nhiễm sắc thể Y ở người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quy định nam tính. Nếu có nhiễm sắc thể Y thì hợp tử sẽ phát triển thành con trai còn không có Y thì hợp tử phát triển thành con gái.