Sinh học lớp 12 cơ bản - Bài 41. Diễn thế sinh thái

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong ví dụ 2 Song song với quá trình biến đổi của quần xã, các điều kiện tự nhiên của môi trường biến đổi như thế nào?
    Trả lời
    Từ đầm nước mới xây dựng biến đổi thành đầm nước có nhiều sinh vật sinh sống, đất ở xung quanh đầm bị sói mòn, lắng đọng làm cho đáy đầm bị nông dần → đầm nước dần bị biến đổi thành vùng đất trũng → bằng phẳng, không còn nước.




    Hãy điền các giai đoạn của 2 kiểu diễn thế sinh thái, nguyên nhân gây ra diễn thế vào bảng sau:
    Hãy lấy ví dụ minh họa 2 kiểu diễn thế sau.
    Bảng 4.1 các giai đoạn của diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế

    [​IMG]

    VD:
    Diễn thế nguyên sinh: Ví dụ: đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông hoặc là sau khi nham thạch núi lửa đông đặc và nguội đi
    Diễn thế thứ sinh: diễn thế của quần xã sinh vật trên xác một động vật hoặc trên một cây đổ.




    Để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường người ta thường sử dụng các biện pháp như cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi để điều tiết lượng nước…Em hãy nêu những ví dụ về việc thực hiện các biện pháp trên
    Trả lời
    - Ở các đầm nuôi cá lâu ngày, đất sẽ sói mòn làm nông đầm nên người ta phải nạo vét định kỳ
    - Bón phân hợp lý, cày xới, ... để cải tạo đất sau mỗi vụ.




    Bài 1 trang 185 SGK Sinh 12. Thế nào là diễn thế sinh thái?
    Trả lời:

    Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
    Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất,...



    Bài 2 trang 185 SGK Sinh 12. Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết.
    Trả lời:
    Học sinh mô tả một quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương.




    Bài 3 trang 185 SGK Sinh 12. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó.
    Trả lời:

    Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau, vào một ngày có gió lớn một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoáng trống lớn. Diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó:
    - Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trona khoáng trống.
    - Giai đoạn tiếp theo:
    + Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.
    + Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi.
    + Cây cỏ và cây bụi nhỏ ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cỏ ưa bóng.
    + Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trống.
    - Giai đoạn cuối: nhiều táng cây iủ'p kín khoảng trống, gồm có táng cày gỗ lớn ưa sáng phía trẽn cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóna ờ Iưnẹ chìmg, các cày bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ờ phía dưới.




    Bài 4 trang 185 SGK Sinh 12. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?
    Trả lời:

    Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái:
    Hoạt động khai thác tài nguyên của con người không hợp lí như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển một cách tuỳ tiện,... sẽ làm thay đổi điều kiện sống, dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật. Việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả:
    - Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.
    - Thảm thực vật bị mất dần sẽ dần tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu.... và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn....
    - Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,...
    Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định.
    Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống cùa con người và các sinh vật khác trên Trái Đất.
    Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn.
    Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.