Số học 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Tập hợp các số nguyên
    \(\mathbb{Z} = {\rm{\{ }}\underbrace {...{\rm{; - 3; - 2; - 1;}}}_{nguyen\,\,am}\underbrace {{\rm{0;}}}_{so\,\,0}\underbrace {{\rm{1;2;3;}}...}_{nguyen\,\,duong}{\rm{\} }}\)

    -3; -2; -1 là các số nguyên âm

    1, 2, 3 là các số nguyên dương (các số tự nhiên khác 0)

    Số 0 là số nguyên không dương, không âm.

    [​IMG]

    Trục ngang biểu diễn các số nguyên

    -1 và 1 là hai số đối nhau

    Tổng quát: a và –a là hai số đối nhau. Hai điểm biểu diễn hai số đối nhau đối xứng nhau qua điểm 0.

    Chú ý:

    + \(N \subset \mathbb{Z}\). Đặc biệt \(N = {\mathbb{Z}_ + }\) (các số nguyên dương).

    + Các số \(a \ge 0\) gọi là các số không âm. a > 0 là số dương.

    + Các số \(a \le 0\) gọi là các số không âm. a < 0 là số âm.

    Thứ tự trong \(\mathbb{Z}\)

    - Mọi số không âm đều lớn hơn mọi số âm.

    1 > - 1000; 0 > - 2012

    - Số nguyên a bé hơn số nguyên b (a < b) thì điểm biểu diễn số a nhằm bên trái điểm biểu diễn số b trên trục số.

    Giá trị tuyệt đối của số nguyên

    \(\left| A \right| = \left\{ \begin{array}{l}A\,\,neu\,\,A\, \ge 0\\ - A\,neu\,\,A\, < 0\end{array} \right.\)

    \(A\,\,neu\,\,A\, \ge 0\) (tức giá trị tuyệt đối của số dương là chính nó)

    - A nếu A< 0 (giá trị tuyệt đối của số âm là số đối của nó)

    Chú ý: Giá trị tuyệt đối của một số a bao giờ cũng là số không âm.

    Viết:

    |+3| = -|3| = 3: Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

    |x| = -1 vô nghĩa.

    \(\left| a \right|{\rm{ }} = {\rm{ }}4 \Rightarrow a = \pm 4\) Đặc biệt |0| = 0

    Ví dụ 1: Tìm \(x \in \mathbb{Z}\) sao cho:

    a) -4 < x < 2 b) -2 < x < 2 c) |x| < 3

    d) -3 < |x| \( \le 4\) e) |x| > 5.

    Giải

    a) \(x \in {\rm{\{ - 3; - 2; - 1;0;1\} }}\)

    b) \(x \in {\rm{\{ }} - 1;0;1\} \)

    c) \(|x|\,\, < \,\,3 \Rightarrow - 3 < x < 3 \Rightarrow x \in {\rm{\{ }} - 2; - 1;0;1;2\} .\)

    d) \( - 3 < \,\,|x|\,\, \le 4\,\, \Rightarrow \,x \in {\rm{\{ }} - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3;4\} \)

    e) \(|x|\,\,\, > 5 \Rightarrow x \in {\rm{\{ }}...{\rm{; - 8; - 7; - 6;6;7;8;}}...{\rm{\} }}\)

    Ví dụ 2: Tìm \(x \in \mathbb{Z}\) sao cho:

    a) |x| = 9 và x < 0 b) |x| = 5

    c) |x| = -12 d) |x| = |-2012|

    Giải

    a) \(\left| x \right|{\rm{ }} = {\rm{ }}9 \Rightarrow x = \pm 9\) kết hợp với x < 9 , ta suy ra x = - 9.

    b) \(\left| x \right|{\rm{ }} = {\rm{ }}5 \Rightarrow x = \pm 5\)

    c) \(\left| x \right|{\rm{ }} = {\rm{ }} - 12 \Rightarrow x = \emptyset \,\,\)vì \(|x|\,\, \ge \,\,0\) với mọi \(x \in \mathbb{Z}\)

    d) \(\left| x \right|{\rm{ }} = {\rm{ }}\left| { - 2012} \right| = |2012|\, \Rightarrow x = \pm 2012.\)

    Ví dụ 3: Tính

    a) (|-24| : |-8|) – 1

    b) (|1440| : |-32|) : |-5|.

    Giải

    a) |-24| = 24, |-8| = 8

    nên (|-24| : |-8|) – 1 = (24 : 8) – 1 = 3 – 1 = 2.

    b) (|1440| : |-32|) : |-5| = (1440 : 32) : 5 = 45 : 5 = 9.


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Tìm \(x,{\rm{ }}y \in \mathbb{Z}\) sao cho

    a) |x| + |y| = 4.

    b) \(\left| x \right|{\rm{ }} + {\rm{ }}\left| y \right|\,\,\, \le \,\,2\)

    Giải

    a) Vì |x| + |y| = 4 \( \Rightarrow \,\,|x|\,\, \le 4;\,\,|y|\,\,\, \le \,\,4.\)

    Suy ra \(x \in {\rm{\{ }} - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3;4{\rm{\} }}\)

    và \(y \in {\rm{\{ }} - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3;4{\rm{\} }}\)

    Kết hợp |x| + |y| = 4 ta suy ra các cặp x, y như sau:

    \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = \pm 4\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}x = \pm 4\\y = 0\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = \pm 2\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}x = \pm 1\\y = \pm 2\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}x = \pm 1\\y = \pm 3\end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l}x = \pm 3\\y = \pm 1\end{array} \right.\)

    b) \(|x|\,\, \le \,\,2;\,|y|\,\, \le \,\,2.\)

    Bài 2: Chứng tỏ với mọi \(a \in \mathbb{Z}\), ta luôn có:

    a) \(|a| + a \ge 0\) b) \(|a| - a \ge 0.\)

    Giải

    a.

    Vì \(|a| = \left\{ \begin{array}{l}a\,\,neu\,\,a\, > \,0\\ - a\,\,neu\,\,a\,\, < \,\,0\end{array} \right.\) nên \(|a| = \pm a.\)

    Suy ra \( \pm a + a = \left\{ \begin{array}{l}0\,\,khi\,\,a\,\, < 0\\2a\,\,khi\,\,a \ge 0\end{array} \right.\) tức \(|a|\,\, + \,\,a\,\, \ge 0.\)

    b.

    \(|a|\,\, - \,\,a\,\, = \left\{ \begin{array}{l}0\,\,khi\,\,a \ge 0\\ - 2a\,\,khi\,\,a\,\, < \,\,0\end{array} \right.\)

    Vậy \(|a|\,\, - \,\,a\,\, \ge 0\) với mọi \(a \in \mathbb{Z}\).

    Bài 3:

    a) Tìm x để |x - 1| + 2012 đạt giá trị nhỏ nhất.

    b) Tìm x, y \( \in \mathbb{Z}\) biết rằng \(|x| + |y|\,\, \le 0\)

    Giải

    a) Vì \(|x - 1| + 2012 \ge 2012\) nên |x – 1| + 2012 nhỏ nhất là 2012.

    Lúc đó x = 1.

    b) x, y \( \in \mathbb{Z}\) thì \(|x|\,\, \in \,\,\mathbb{N},\,|y|\,\, \in \,\,\mathbb{N}\) nên \(|x|\,\, + \,|y|\,\, \ge 0\)

    Theo đề bài \(|x|\,\, + \,\,|y|\,\, \le 0\) nên x = 0, y = 0.