Số học 6 Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Cộng hai số nguyên cùng dấu:
    \(a,b \in \mathbb{Z},\,a.b > 0\)

    a) Cộng hai số nguyên dương (chính là cộng hai số tự nhiên)

    |a| + |b| = a + b

    Ví dụ 1: (+2) + (+3) = 2 + 3 = 5

    b) Cộng hai số nguyên âm:

    a + b = -(|a| + |b|)

    ⇒ Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả.

    Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức

    a. x + (-10), biết x = -28

    b. (-267) + y, biết y = -33.

    Giải

    a. (-28) + (-10) = - (28 + 10) = -38

    b. (-267) + (-33) = - (267 + 33) = -300

    Ví dụ 3: Tính

    a. (-7) + (-328)

    b. 12 + |-23|

    c. |-46| + |+12|

    Giải

    a. (-7) + (-328) = -335

    b. 12 + |-23| = 12 + 23 = 35

    c. |-46| + |+12| = 46 + 12 = 58


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Viết hai số tiếp theo của mỗi dãy số sau:

    a. 2, 4, 6, 8, ....

    b. -3, -5, -7, -9,...

    Giải

    a. 2, 4, 6, 8, 10, 12

    b. -3, -5, -7, -9, -11, -13

    Bài 2: Hãy nêu các ý nghĩa của các câu sau: Nhiệt độ tăng t0C, nếu t = 12, -3, 0

    Giải

    Nhiệt độ tăng 120C, nghĩa là tăng 120C

    Nhiệt độ tăng -30C, nghĩa là giảm 30C

    Nhiệt độ tăng 00C, nghĩa là không thay đổi.

    Bài 3: So sánh và rút nhận xét

    a. |3 + 17| với |3| + |17|

    b. |-3 + (-17)| với |-3| + |-17|

    Giải

    a. |3 + 17| với |3| + |17|

    |3 + 17| = 20

    |3| + |17| = 3 + 17 = 20

    |3 + 17| = |3| + |17|

    b. |-3 + (-17)| với |-3| + |-17|

    |-3 + (-17)| = 3 + 17 = 20

    |-3| + |-17| = 3 + 17 = 20

    |-3 + (-17)| = |-3| + |-17|