Số học 6 Chương 1 Bài 4 Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Số phần tử của một tập hợp
    Cho các tập hợp sau:

    \(\begin{array}{l} A = \left\{ 5 \right\}\\ B = \left\{ {x;y} \right\}\\ C = \left\{ {1;2;3;...;100} \right\}\\ N = \left\{ {0;1;2;...} \right\} \end{array}\)

    Ta nói rằng tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có hai phần tử, tập hợp C có 100 phần tử, tập hợp N có vô số phần tử.

    Chú ý:
    Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng

    Tập hợp rỗng được kí hiệu là \(\emptyset \)

    Một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.

    2. Tập hợp con
    [​IMG]

    \(\begin{array}{l} E = \left\{ {x,y} \right\},\\ F = \left\{ {x,y,c,d} \right\} \end{array}\)

    Nhận xét:
    Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B.

    Ta kí hiệu \(A \subset B\) hay \(B \supset A\)

    Đọc là A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A chứa trong B hoặc B chứa A.

    Nếu \(A \subset B\) và \(B \subset A\) thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu là \(A = B\)