Soạn bài Câu cá mùa thu SBT Ngữ văn 11 tập 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    1.
    Cho biết cảnh thu đã được người câu cá quan sát và cảm nhận nhự thế nào trong bài Câu cá mùa thu. (Chú ý đến các yếu tố trong không gian, màu sắc, hình dáng, động thái của cảnh vật,... tác động vào giác quan)
    Trả lời:
    - Quan sát là nhìn bằng mắt (màu sắc, hình dáng, động thái của sự vật, hiện tượng). Cảnh dưới đất quanh người quan sát và cảnh trên trời cao tạo thành bức tranh vũ trụ toàn cảnh. Dưới mặt đất có ao nước, thuyền câu, gió rất nhẹ nên gợn sóng nhỏ, nhẹ, lá vàng khẽ bay theo gió, ngõ quanh co. Trên trời có tầng mây lơ lửng, có bầu trời xanh.
    - Sự cảm nhận không gian, không khí thu được thực hiện qua các giác quan (cảm thấy lạnh lẽo, thuyền bé đến tẻo teo, vắng vẻ đến uắng teo, nước quá trong - trong veo, trời quá xanh - xanh ngắt). Đây là bức tranh thu điển hình cho mùa thu vùng đồng chiêm trũng Bắc Bộ. Nhưng xét về ý nghĩa, từ bài thơ toát lên sự vắng lặng, hiu quạnh, tạo ấn tượng về một thế giới ẩn dật, một không gian lánh đời, thoát tục cho người câu cá muốn tìm sự yên tĩnh trong tâm hồn.
    - Sự cảm nhận thời gian : mỗi câu thơ tả một cảnh sắc mùa thu (ao thu lạnh, nước trong, lá vàng bay, gió, mây, trời xanh, ngõ, bèo), nhưng không tả sự thav đổi, vận động của cảnh. Vì thế, có cảm giác thời gian trôi rất chậm chạp, như ngừng trôi. Nhưng tiếng đớp của cá động dưới ao bèo đã phá tan sự yên tĩnh và sự ngưng đọng, gợi ý một sự thay đổi sau tiếng đớp của cá.
    2. Hai câu thơ 7-8 cho biết gì về nhân vật người câu cá ? Nhận vật có quan tâm thực sự đến việc câu cá hay không ? Từ đây, hãy chỉ ra mối liên hệ ngữ nghĩa giữa sáu câu thơ đầu và hai câu thơ cuối bài.
    Trả lời:
    - Hai câu thơ 7-8 cho biết người câu cá không thật sự là người đi câu. Dưới ao "Cá đâu đớp động dưới chân bèo", nghĩa là vẫn có cả những người đi câu phân tâm, ngồi đó mà lòng đang mải nghĩ về đâu “Tựa gối buông cần lâu chẳng được”. Ngư, tiều, canh, mục là những đề tài tượng trưng cho cuộc sống của các ẩn sĩ trong văn học truyền thống phương Đông xưa. Nguyễn Khuyên rút lui khỏi chốn quan trường về quê định làm một ẩn sĩ giữa thời buổi đất nước đang bị giặc Pháp xâm lược nhưng ông không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ. Tiếng động nhỏ của cá đớp dưới chân bèo, tiếng động duy nhất của toàn bài thơ, đã phá tan không gian vắng vẻ của cảnh thu. Chịu sự tác động của thời cuộc, lòng ông vẫn như những lóp sóng mà xôn xao, khuấy động. Tiếng cá đớp động chân bèo đã cho ta biết về nỗi niềm trăn trở của nhà thơ trước thời cuộc.
    - Hai câu kết bài thơ là sự thừa tiếp đầy nghệ thuật sáu câu thơ đầu. Nếu sáu câu thơ đầu cực tả sự yên tĩnh, quạnh vắng, hiu hắt của cảnh thu rất hợp với không gian ẩn dật ở làng quê thì hai câu cuối cùng lại cho thấy trong sâu thẳm tâm hồn, người câu cá - Nguyễn Khuyên không thể yên lòng nguôi quên cuộc đời để làm một ẩn sĩ, một người câu cá thực thụ.
    3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong bài thơ có gì đặc sắc?
    Trả lời:
    Bài thơ cho thấy nghệ thuật bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến. Như đã nói ở trên, các từ ngữ cho thấy không chỉ sự quan sát mà còn cả sự cảm nhận tinh tế của tác giả đối với cảnh thu, không gian thu qua giác quan. Tiêu biểu là việc dùng vần eo rất có sức tạo hình, gợi cảm giác. Nghệ thuật đối được vận dụng nhuần nhuyễn qua các cặp câu thơ 3-4, 5-6 tạo nên bức tranh toàn cảnh, chỉ với mấy câu thơ mà bao quát cả cảnh trời đất. Các từ chỉ màu sắc tạo nên ấn tượng sắc màu mùa thu : sóng biếc, lá vàng, các từ chỉ trạng thái vắng vẻ, đìu hiu : lơ lửng, quanh co. Tâm trạng ẩn kín dưới các hình tượng thiên nhiên được miêu tả bàng một ngôn ngữ tinh tế.