Soạn giáo án Địa lý lớp 6 - HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.
    - Vào ngày 22/6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến $23^{0}27'$ B → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc
    - Vào ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến $23^{0}27'$N → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam.
    - Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt.
    + Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.
    + Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.
    Ngày 22//6 (Hạ chí): bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.
    Ngày 22/12 (Đông chí): bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

    + Ngày 21/3 và ngày 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được ánh sáng như nhau.

    2. Ở hai miền cức số ngày, đêm dài 24 giờ thay đổi theo mùa.
    - Vào 22/6 - 22/12 các điểm ở vĩ tuyến $66^{0}33'$ Bắc (Nam) có một ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
    - Các địa điểm nằm từ $66^{0}33'$ Bắc (Nam) đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ giao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng.
    - Các điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.
    => Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn trong năm ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và gián tiếp đến đời sống, sản xuất của con người.